Kế thừa trong luật quốc tế được quy định như thế nào?

ke-thua-trong-luat-quoc-te-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao

Bất kể một quốc gia nào cũng có một hệ thống pháp luật để quản lý nhà nước. Khi soạn thảo một hệ thống pháp luật thì các quốc gia sẽ kế thừa những điểm tích cực trong luật quốc tế để xây dựng thành một hệ thống pháp luật để hoàn thiện pháp luật của quốc gia đó. Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.

Có nhiều ý kiến khác nhau về kế thừa quốc gia. Nhìn chung, vấn đề kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi sâu cũng như trình bày các nội dung liên quan đến việc “Kế thừa trong luật quốc tế”.

1. Khái niệm kế thừa

1.1. Khái niệm kế thừa trong luật quốc tế?

Trong hai công ước Viên về quyền thừa kế quốc gia do Uỷ ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc soạn thảo (Công ước Viên về kế thừa theo điều ước quốc tế thông qua ngày 22/8/1978, Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia thông qua ngày 7/4/1983) có định nghĩa kế thừa quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối vói lãnh thổ nào đó. Việc đưa ra định nghĩa như vậy về kế thừa quốc gia là cố gắng khá lớn của Uỷ ban pháp luật quốc tế. Quan hệ kế thừa quốc gia liên quan đến các yếu tố:

– Chủ thể của quan hê kế thừa là các quốc gia. Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia để lại quyền thừa kế và quốc gia có quyền kế thừa.

– Đối tượng kết thừa (hay còn gọi là khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế. Những đốì tượng quan trọng nhất ở đây là lãnh thổ, điều ước quốc tế, tài sản quốc gia, quốc tịch và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa ở đây là những biến cố chính trị lớn lao xảy ra hợp với quy luật khách quan của xã hội, thoả mãn những yêu cầu của luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết.

1.2. Kế thừa quốc gia là gì?

Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.

VD: Liên Bang Nga kế thừa tư cách ủy viên thường trực của HĐBALHQ của Liên Xô cũ

Xem xét kế thừa dưới góc độ quan hệ pháp luật quốc tế thì:

  • Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Bao gồm các quốc gia để lại kế thừa và các quốc gia kế thừa.
  • Đối tượng kế thừa: là các quyền và nghĩa vụ quốc tế được chuyển dịch từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong thực tế, quan hệ kế thừa thường đề cập tới các quyền và nghĩa vụ liên quan đến lãnh thổ, tài sản, các điều ước quốc tế và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.
  • Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền thừa kế: Sự kiện làm xuất hiện quan hệ này là sự thau đổi về chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó. Sự thay đổi này có thể là sự hình thành quốc gia mới (do tách, hợp nhất…) hoặc khi có sự chuyển dịch lãnh thổ (nghĩa à lãnh thổ của quốc gia này chuyển nhượng một phần cho quốc gia khác. Đây là phương thức không hình thành quốc gia mới). VD: Hồng Kông, Macao của trung Quốc được chuyển dịch cho Anh và Bồ Đào Nha.

2. Xem xét kế thừa dưới góc độ quan hệ pháp luật quốc tế

– Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Bao gồm các quốc gia để lại kế thừa và các quốc gia kế thừa.

Thông thường của luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế là các chủ thể, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc.

Nói một cách dễ hiểu thì các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế là một trong những thực thể đang và sẽ tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế, một cách độc lập, không bị phụ thuộc vào bất kỳ sự ràng buộc nào khi tham gia vào, các quốc gia có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của chính nó gây ra. Hiện nay, thì các chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế gồm chủ thể cơ bản và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật quốc tế.

– Đối tượng kế thừa: là các quyền và nghĩa vụ quốc tế được chuyển dịch từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong thực tế, quan hệ kế thừa thường đề cập tới các quyền và nghĩa vụ liên quan đến lãnh thổ, tài sản, các điều ước quốc tế và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.

Đó là sự công nhận của các quốc gia trên quốc gia, là một trong những hành lang pháp lý chính trị của các quốc gia công nhận dựa trên các nền tảng các động cơ nhất định nhằm thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế như công nhận quốc gia mới hoặc được công nhận chủ thể mới của luật quốc tế, công nhận một chính phủ mới khi các quốc gia thành lập một chính phủ mới để thông qua đó công nhận người đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế, nhằm khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế để thể hiện ý chí muốn thiết lập các quan hệ bình thường và phát triển ổn định trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.

3. Thực tiễn về giải quyết kế thừa quốc gia trong một số lĩnh vực chủ yếu

3.1. Kế thừa quyền sở hữu đối với tài sản

Giải quyết kế thừa liên quan đến vấn đề tài sản luôn được đặt ra trong mọi trường hợp kế thừa quốc gia. Và cách giải quyết chủ yếu phụ thuộc vào tính chất sở hữu tài sản và quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi quốc gia khi được kế thừa. Thông thường, đối với các quốc gia ra đời sau thời kỳ phi thực dân hóa đều có quan điểm quốc hữu hóa tài sản của tư nhân hoặc của quốc gia thực dân để lại không có bồi thường. Việc quốc gia kế thừa có tiến hành quốc hữu hóa, hay trưng dụng, trưng thu…hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia kế thừa dựa trên cơ sở lợi ích của quốc gia đó. Trong một số trường hợp vấn đề kế thừa tài sản có thể do các bên tự thỏa thuận như trường hợp tách hoặc chuyển nhượng, trao đổi lãnh thổ.

3.2. Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế hoặc nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế

Đây là một nội dung quan trọng được đặt ra khi giải quyết vấn đề kế thừa quốc gia.

  • Với điều ước quốc tế mà quốc gia để lại kế thừa đang là thành viên, quốc gia kế thừa có thể tiếp tục thực hiện những điều ước phù hợp với lợi ích quốc gia; hoặc thừa nhận hiệu lực của mọi điều ước mà quốc gia để lại kế thừa đã ký kết hoặc tham gia. Riêng đối với các điều ước liên quan đến biên giới quốc gia-lãnh thổ, điều ước về nhân quyền, điều ước tạo ra một số các hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì quốc gia kế thừa phải có nghĩa vụ tuân thủ.
  • Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế: quan hệ kế thừa này chỉ đặt ra khi quốc gia để lại kế thừa không còn tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, đối với trường hợp quốc gia mới được tách ra từ quốc gia liên bang, hoặc từ một quốc gia độc lập khác thì có quốc gia đương nhiên được hưởng quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế, trong khi quốc gia còn lại sẽ trở thành thành viên của chính tổ chức quốc tế đó thông qua thủ tục kết nạp thành viên mới.

VD: Khi Ấn Độ được tách ra thành Ấn Độ Và Pakistan, thì Ấn Độ đương nhiên là thành viên của Liên Hợp Quốc, còn Pakistan là thành viên của LHQ bằng con đường kết nạp thành viên mới.

Trên đây là nội dung của câu hỏi “Kế thừa trong luật quốc tế được quy định như thế nào?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số Hotline 19006568 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon