Mẫu đơn tố cáo mới nhất

mau-don-to-cao-moi-nhat

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, mẫu đơn tố cáo mới nhất có nội dung gì? Cách viết đơn tố cáo? Quy định của pháp luật về mẫu đơn tố cáo. Để tìm hiểu hơn về mẫu đơn tố cáo mới nhất các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Dương Gia để tham khảo về mẫu đơn tố cáo mới nhất.

Căn cứ pháp lý:

1. Tố cáo là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018 thì Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhânBao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Cơ quan, tổ chức.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. (khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)

2. Mẫu đơn tố cáo mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày………. tháng……..năm ….

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……….

1. Họ và tên. …

Sinh ngày ….. tháng …… năm …  Nam (Nữ).

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): ……

Giấy chứng minh nhân dân số: ……, cơ quan cấp…….., ngày…. tháng …..năm …..

2. Đối tượng bị khiếu nại (tố cáo, phản ánh, kiến nghị): Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (hoặc cá nhân, tổ chức) bị tố cáo, phản ảnh, kiến nghị;

3. Nội dung vụ việc;

a) Tóm tắt nội dung vụ việc;

b) Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư)

c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại;

d) Chứng minh sự thiệt hại.

4. Gửi kèm theo đơn gồm các tài liệu liên quan (nếu có).

5. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, hành vi hành chính; yêu cầu thực hiện một công việc cụ thể; yêu cầu bồi thường thiệt hại …);

6. Cam kết của người viết đơn: ……..

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Phần kính gửi: người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết;

(1) Tên người viết đơn tố cáo, thông tin cá nhân bao gồm ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số chứng minh thư nhân dân

(2) Là người có hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

(3) Nội dung sự việc được xay ra như thế nào; cán bộ công chức viên chức người thực hiện công vụ có hành vi trái quy định như thế nào; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại,..

(4) Giấy tờ tài liệu chứng minh: ảnh chụp tài sản bị hư hai, biên lai mua hàng hóa bị hư hại,…

(5) Yêu cầu của người viết đơn: giải quyết, xử lý người có hành vi vi phạm

(6) Cam kết nội dung trình bày nêu trên là đúng sự thật

Ký và ghi đầy đủ họ tên

3. Cách viết đơn tố cáo chuẩn

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm tố cáo;

– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

4. Thời hạn giải quyết tố cáo

Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018 thì thời hạn giải quyết tố cáo được quy định cụ thể như sau:

– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

– Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

– Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong đó, theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP thì vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:

– Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;

– Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;

– Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;

– Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;

– Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;

– Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;

– Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

Còn vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí nêu trên trở lên.

Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Tố cáo 2018.

5. Nguyên tắc giải quyết tố cáo theo quy định

Điều 4 Luật tố cáo quy định 2 nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm:

1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Trên đây là bài viết của Công ty luật TNHH Dương Gia về mẫu đơn tố cáo mới nhất và hướng dẫn cách viết đơn tố cáo. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ soạn đơn tố cáo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006586 để được hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon