Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa tại Đà Nẵng

thu-tuc-thanh-lap-phong-kham-da-khoa-tai-da-nang

Y tế và giáo dục là hai lĩnh vực cực kỳ quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam, các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, phòng khám tư được thành lập đã giải quyết được rất nhiều nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân, giảm áp lực cho các đơn vị công lập. Không những thế nhiều bệnh viện, phòng khám tư có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, mang lợi lợi ích rất lớn cho người dân. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập phòng khám đa khoa tại thành phố Đà Nẵng.

Cơ sở pháp lý

– Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;

– Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

1. Các điều kiện chung để thành lập phòng khám đa khoa tại Đà Nẵng

Phòng khám đa khoa là một trong những loại hình kinh doanh đặc biệt, phải đảm bảo những điều kiện nhất định mới có thể tiến hành hoạt động. Theo đó, điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

Trang thiết bị y tế:

a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

b) Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Nhân lực:

a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở….

– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

2. Các điều kiện cụ thể khi thành lập phòng khám đa khoa tại Đà Nẵng

2.1. Điều kiện cụ thể cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám đa khoa

Quy mô phòng khám đa khoa:

a) Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau đây:

– Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;

– Có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;

– Có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

b) Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế quy định tại các Điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 Nghị định này thì phòng khám đa khoa được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.

Cơ sở vật chất:

a) Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.

b) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

– Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất là 12 m2;

– Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 15 m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm ít nhất là 05 m2 trên một giường bệnh;

– Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất là 10 m2.

c) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

d) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Thiết bị y tế:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký;

b) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Nhân sự:

a) Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám đa khoa.

c) Số lượng người làm việc, cơ cấu, chức danh nghề nghiệp của phòng khám đa khoa thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề, việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Đối với phòng khám đa khoa có thực hiện khám sức khỏe thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình thực hiện theo quy định thí điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

Các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cung cấp các dịch vụ như thay băng, cắt chỉ; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; chăm sóc mẹ và bé; lấy máu xét nghiệm, trả kết quả; chăm sóc người bệnh ung thư và các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.

Nhân sự:

a) Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng.

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

3. Các hồ sơ cơ bản cần chuẩn bị

Tùy theo quy mô hoạt động, hiện trạng hồ sơ nhân sự của Phòng khám, Quý khách cần chuẩn bị một số thông tin, tài liệu tương ứng cho quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép, sau đây là một số thông tin cơ bản:

Thông tin cần cung cấp: Địa chỉ phòng khám muốn đặt, loại hình phòng khám muốn đăng ký, thông tin số lượng chuyên khoa, phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật, danh mục trang thiết bị, sơ đồ phòng khám (diện tích, vị trí các phòng), thời giờ phòng khám đăng ký làm việc, v.v;

Giấy phép kinh doanh, Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh có đăng ký ngành nghề 8620 – hoạt động phòng khám đa khoa (khách hàng chuẩn bị);

Hồ sơ nhân sự của Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và hồ sơ của người hành nghề khác làm việc tại phòng khám (Lý lịch cá nhân, bản sao chứng chí hành nghề);

Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải nguy hại;

Giấy chứng nhận kiểm tra phòng cháy chữa cháy, Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy;

Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với cơ sở;

Hợp đồng xử lý hệ thống nước thải, Biên bản nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải.\

CƠ QUAN GIẢI QUYẾT

Cơ quan cấp phép: Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Phí, lệ phí thẩm định: 570.000 VND.

Luật Dương Gia tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất và hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Lấy mục tiêu hoạt động “Thống lĩnh – Tiên phong”, chúng tôi luôn mong muốn và cam kết nỗ lực để đem lại cho Khách hàng những dịch vụ tốt nhất và luôn tâm niệm rằng, “Sự thành công của Khách hàng cũng là sự thành công của chúng tôi”.

Trường hợp cần hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan tới việc thành lập phòng khám đa khoa tại bất kỳ quận, huyện nào trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ được được giải đáp.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon