Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

luat-su-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai

Tranh chấp đất đai được xem là một dạng tranh chấp phức tạp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp và quy trình giải quyết có nhiều khó khăn do được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật. Đất đai có giá trị thường rất lớn, nên có thể chi phí đi kèm với vấn đề khởi kiện cũng rất cao, như tiền tạm ứng án phí, chi phí thẩm định… Bởi vậy, khi khách hàng có ý định khởi kiện tranh chấp đất đai nên nhờ đến sự tư vấn của Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai để đảm bảo quyền lợi tối đa, tránh thiệt hại không đáng có.

Nếu đang gặp phải những vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai tại Đà Nẵng, liên hệ ngay Luật Dương Gia để được tư vấn, hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

1. Tranh chấp đất đai là gì?

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai “

Như vậy, có thể hiểu chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) là tranh chấp đất đai. Bao gồm:

  • Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp về đòi lại đất do người khác đang quản lý, sử dụng
  • Tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.

Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

  • Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.
  • Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Việc phân loại tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể:

– Tranh chấp đất đai: do Luật đất đai điều chỉnh

Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai (buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn). Nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp đất tranh chấp mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.

– Tranh chấp liên quan đến đất đai: chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết khác (không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai). Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn).

2. Vai trò của Luật sư trong quá trình giải quyết Vụ án tranh chấp đất đai

Luật sư có vai trò cùng khách hàng trao đổi kỹ và chia sẻ với khách hàng về bản chất của tranh chấp, giúp khách hàng nhìn nhận lại một cách đầy đủ khách quan hơn về vụ việc. Phân tích cho khách hàng thấy được những điểm lợi và những thiệt hại mà khách hàng sẽ được hưởng hoặc phải gánh chịu nếu thua kiện, từ đó thống nhất lại với khách hàng các vấn đề trọng tâm và quyết định việc khởi kiện hay không khởi kiện (khách hàng là nguyên đơn) hoặc giúp khách hàng chuẩn bị tâm lý và các chứng cứ để phản bác lại phía bị đơn (khách hàng là bị đơn). 

Khi các bên xảy ra tranh chấp, luật sư có thể hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng đánh giá toàn bộ hồ sơ, tư vấn cho khách hàng nắm rõ về quy định của pháp luật liên quan, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ tư vấn để khách hàng thu thập thêm chứng cứ. Bên cạnh đó, Luật sư còn có thể tham gia trực tiếp ở các buổi hòa giải, đối thoại trong suốt quá trình cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ để giải quyết tranh chấp, nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, công bằng và đúng quy định hơn.

2.1. Các công việc cụ thể mà Luật sư

  • Đại diện cho khách hàng đàm phán với bên tranh chấp
  • Đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải tại cấp cơ sở (cấp xã/phường). Đây là bước khá quan trọng và cũng mang tính bắt buộc nếu khách hàng muốn đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án.
  • Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu đính kèm đơn khởi kiện.
  •  Đại diện cho khách hàng hoặc tham gia với tư cách Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại các buổi làm việc tại các Cơ quan có thẩm quyền.
  • Tham gia phiên xét xử tại Tòa án.

Các công việc nêu trên đòi hỏi người tham gia phải nắm vững các thủ tục pháp lý, về nguồn gốc đất, quá trình chuyển dịch quyền sử dụng đất… thì mới bảo vệ tốt quyền lợi của mình, vì đất đai được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật qua rất nhiều thời kỳ thay đổi của luật đất đai.

2.2. Vai trò của Luật sư được thể hiện chi tiết như sau

(1) Hướng dẫn đương sự viết đơn khởi kiện:

Luật sư là người tư vấn nhưng quyết định khởi kiện hay không là quyền của khách hàng. Luật sư không được quyết định thay cho khách hàng bởi vì nếu làm thay trách nhiệm của luật sư rất nặng nề. Đơn khởi kiện là một văn bản có giá trị tố tụng quan trọng; đơn khởi kiện thể hiện các yêu cầu của đương sự trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất mà họ yêu cầu Toà án giải quyết. Luật sư giúp khách hàng làm đơn khởi kiện, trên cơ sở các tài liệu của khách hàng, Luật sư xác định thời hiệu khởi kiện, thẩm quyền của toà án…Đơn khởi kiện được trình bày theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. 

Luật sư phải luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng về sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trong quá trình tố tụng, đương sự có thể thay đổi, bổ sung hay rút bớt yêu cầu, vì vậy luật sư phải luôn chú ý để kịp thời tư vấn cho khách hàng nên đưa ra các yêu cầu như thế nào là hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật.

(2) Hướng dẫn đương sự thu thập và cung cấp chứng cứ:

Đối với các vụ án tranh chấp đất đai, vấn đề tìm ra chứng cứ và cung cấp chứng cứ là rất quan trọng, vì trong nhiều vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc rất lâu đời, nên chứng cứ bị mất dần đi theo thời gian, việc thu thập chứng cứ là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, pháp luật của Việt Nam về đất đai thay đổi nhiều qua từng thời kỳ, việc quy định về vấn đề chứng cứ cũng thay đổi nhiều như: thời kỳ cải cách ruộng đất, trước và sau giải phóng, trước và sau khi có các luật đất đai…

Nguồn chứng cứ trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất rất phong phú, nhất là các chứng cứ gián tiếp. Đương sự có thể tìm chứng cứ từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau: Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; kết quả định giá tài sản,…Cho nên, để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, luật sư tư vấn cho khách hàng về thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn chứng cứ khác nhau để cung cấp cho Toà án phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Hướng dẫn đương sự tập hợp lại các chứng cứ đã thu thập được, đánh giá sơ bộ chứng cứ nào là quan trọng đối với việc giải quyết vụ án.

Sau khi đã thu thập chứng cứ cần thiết, luật sư hướng dẫn đương sự cung cấp chứng cứ cho Toà án và cân nhắc kỹ lưỡng việc cung cấp chứng cứ vào thời điểm nào có lợi cho việc giải quyết vụ án. Đây là quyết định có tính chiến lược trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Có thể cung cấp chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử hoặc cung cấp chứng cứ tại phiên toà. Thực tế cho thấy, trong các vụ án tranh chấp về nhà đất, chứng cứ rất phức tạp. Vì vậy, kỹ năng của Luật sư đối với việc xem xét, đánh giá chứng cứ là vô cùng quan trọng. Với sự đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm hành nghề Luật sư sẽ giúp cho đương sự được bảo vệ quyền lợi ích tốt nhất.

(3) Giai đoạn tranh tụng:

Giai đoạn tranh tụng tại phiên toà có ý nghĩa rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại của công việc.

* Giai đoạn trước xét xử

Luật sư tham dự các lần lấy lời khai tại Toà án cùng với khách hàng. Trong khi tham dự lấy lời khai, luật sư có thể xin phép Toà án được tham gia ý kiến để giúp khách hàng trình bày rõ hơn về sự thật của vụ án.

Luật sư cùng khách hàng tham dự buổi hoà giải tại toà án trong giai đoạn trước khi xét xử với tinh thần nỗ lực hoà giải hai bên nhằm đạt kết quả cao nhất, nhưng luôn thể hiện quan điểm bảo vệ cho thân chủ của mình, đồng thời không trao đổi về bất cứ vấn đề gì với đối phương của thân chủ trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.  

*  Tại phiên Toà

Tại phiên toà sơ thẩm, khi bắt đầu phiên toà, Luật sư sẽ giúp đương sự chú ý đến thủ tục tố tụng như các trường hợp nào cần phải thay đổi người tiến hành tố tụng, thủ tục hoãn phiên toà, nếu thấy việc hoãn phiên tòa là cần thiết và có lợi cho thân chủ, Luật sư sẽ xem xét và đề nghị cung cấp thêm chứng cứ hoặc triệu tập thêm người làm chứng.

Trong giai xét xử, luật sư theo dõi diễn biến phiên toà, nghe đầy đủ các lời hỏi đáp để nắm rõ hơn về nguồn gốc đất, chứng cứ đưa ra của các bên, các tình tiết khách quan của vụ án. Luật sư đặt các câu hỏi để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, giúp làm rõ những điểm có lợi cho khách hàng, xác định quan hệ pháp lý giữa nguyên đơn và bị đơn, giá trị quyền sử dụng đất, sự gắn bó của thân chủ với quyền sử dụng đất tranh chấp, yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích đất đang tranh chấp…

Với kỹ năng tranh luận khi trình bày quan điểm của mình luật sư sẽ đi sâu phân tích những tình tiết quan trọng của vụ án; tóm tắt ngắn gọn nội dung tranh chấp và những căn cứ đưa ra để bảo vệ quan điểm, phân tích những nội dung đó, viện dẫn cơ sở pháp lý để chứng minh cho các yêu cầu của đương sự. Đề xuất những vấn đề cụ thể với Hội đồng xét xử là chấp nhận cái gì và không chấp nhận cái gì. Đối đáp với luật sư phía bên kia về những vấn đề họ đưa ra, chăm chú lắng nghe và viện dẫn văn bản pháp luật để chứng minh. 

*  Sau phiên Tòa Sơ thẩm:

Theo quy định của pháp luật, sau khi Toà án tuyên án thì đương sự hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền được xem biên bản phiên toà và đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung biên bản phiên toà cho phù hợp (nếu được Toà án cho phép thì tốt, còn nếu không phải lập thành văn bản gửi Toà án), do đó luật sư sẽ giúp với khách hàng của mình đề xuất với Toà án được xem biên bản phiên toà và cùng nhau trao đổi, phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung.

Luật sư đại diện cho khách hàng trích lục phần quyết định của bản án nhằm giúp khách hàng nắm bắt được một cách chính xác, kịp thời quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án. Hoặc ghi chép lại phần quyết định đó. Theo đó, Luật sư có vai trò giúp đương sự thực hiện quyền kháng cáo lại bản án, quyết định của Toà án theo trình tự phúc thẩm nếu không chấp nhận bản án, quyết định của Toà án.

Như vậy có thể thấy vai trò của luật sư là rất quan trọng khi tham gia giải quyết tranh chấp đất đai. Quý khách hàng sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất, bởi vì luật sư chuyên về đất đai là người có nhiều kinh nghiệm và nắm vững các quy định pháp luật đất đai liên quan đến vụ tranh chấp.

3. Quy trình thực hiện dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

  • Khi sử dụng dịch vụ tranh chấp đất đai tại Luật Dương Gia, bạn sẽ được: 

– Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất, cách thức giải quyết tranh chấp;

– Tư vấn các quy định pháp luật về vấn đề đang tranh chấp, các hậu quả pháp lý có thể gặp phải;

– Tư vấn, cùng tham gia hòa giải thương lượng để giải quyết tranh chấp;

– Tư vấn, soạn thảo thư cảnh báo pháp lý (nếu cần thiết) để giải quyết tranh chấp;

– Tư vấn, cùng tham gia chuẩn bị tài liệu chứng cứ để giải quyết tranh chấp;

– Tư vấn, tham gia phiên Tòa, cùng làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp…

  • Các bước cung cấp dịch vụ xin giải quyết tranh chấp đất đai:

– Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn sơ bộ, đánh giá vụ việc và báo giá cho khách hàng.

– Bước 2: Nếu khách hàng đồng ý với báo giá và tư vấn, Luật Dương Gia sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

– Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ bản cứng, tiến hành đánh giá ban đầu về tranh chấp đất đai, đưa ra phương hướng giải quyết vụ việc cho quý khách hàng;

– Bước 4: Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật trong các giai đoạn: thương lượng, hòa giải (giai đoạn tiền tố tụng); giai đoạn xét xử sơ thẩm; giai đoạn xét xử phúc thẩm…

– Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng, kết thúc dịch vụ.

Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Cường nhận xét về dịch vụ của Luật Dương Gia!

4. Tại sao nên sử dụng dịch vụ Luật sư đất đai của Luật Dương Gia?

  • Đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp: 

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, Luật Dương Gia tin tưởng sẽ cung cấp được đến quý khách hàng những dịch dịch Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai uy tín nhất, bảo mật nhất, tiết kiệm chi phí và trong thời gian nhanh nhất.

  • Luật Dương Gia có chi nhánh ở cả 3 miền, giải quyết được mọi yêu cầu dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại  Đà Nẵng nói riêng và trên toàn quốc nói chung:

Luật Dương Gia hiện có chi nhánh trên cả 03 miền với 03 hội sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Luật Dương Gia có đủ Luật sư, contact được với tất cả các Tòa địa phương, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của mọi quý khách hàng trên toàn quốc.

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí: 

Khi sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia, chúng tôi cam kết chi phí trọn gói, thời gian rõ ràng và chính xác, tác phong Luật sư chuyên nghiệp (tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư).

  • Bảo mật thông tin khách hàng 100%:

Mọi thông tin của khách hàng, thông tin vụ việc, thông tin hợp đồng dịch vụ pháp lý được Luật Dương Gia cam kết bảo mật 100%. Luật Dương Gia sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nào cho bên thứ 3 nào khác nếu không có được sự đồng ý của khách hàng.

Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Dương Gia – Dịch vụ Luật sư uy tín!

Luật Dương Gia rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng! Hy vọng và chắc chắn rằng, quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm dịch vụ Luật sư tuyệt vời với Luật Dương Gia. Trân trọng cảm ơn!

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 093.154.8999 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon