Luật sư Phúc thẩm dân sự tại Đà Nẵng

luat-su-phuc-tham-dan-su-tai-da-nang

Pháp luật Việt Nam quy định hai cấp xét xử: Sơ thẩm và Phúc Thẩm. Bán án sơ thẩm là bán án chưa có hiệu lực của pháp luật, và được quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án. Bản án Phúc thẩm được coi là bản án đã có hiệu lực và bắt buộc các đương sự phải thi hành.

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Luật sư phúc thẩm trong vụ án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong các vụ án dân sự. Khi một bên trong vụ án không đồng ý với phán quyết của tòa án sơ thẩm, họ có quyền kháng cáo lên tòa án cấp trên. Đây chính là lúc luật sư phúc thẩm thể hiện vai trò của mình, với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của khách hàng thông qua việc đưa ra các lập luận pháp lý, chứng cứ mới và đảm bảo rằng quy trình tố tụng được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Trường hợp cần Luật sư hỗ trợ trong giai đoạn phúc

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

1. Người có quyền kháng cáo phúc thẩm

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Mẫu đơn kháng cáo: (Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ……, ngày….. tháng …… năm……

                                               

ĐƠN KHÁNG CÁO

                             Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) …………………………………………………………

Người kháng cáo: (2) ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: (3) …………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:………………………………/Fax:……………………………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)

Là:(4)……………………………………………………………………………………………………………………………

Kháng cáo: (5)……………………………………………………………………………………………………………..

Lý do của việc kháng cáo:(6)………………………………………………………………………………………..

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…………………………………

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…………………………

  1. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)

2. Thời hạn kháng cáo phúc thẩm

15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thời hạn kháng cáo là 07 ngày kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

3. Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn

Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

4. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.

5. Thông báo về việc kháng cáo

Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.

Đương sự có liên quan đến kháng cáo được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

6. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

– Thẩm quyền kháng nghị (Điều 278 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

– Thời hạn kháng nghị (Điều 280 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)

Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

– Thông báo về việc kháng nghị

Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.

Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

7. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án phúc thẩm được thực hiện qua các bước sau:

– Thụ lý vụ án (Điều 285 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

– Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (Điều 285 – Điều 292 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)

Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

  • Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

– Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm

Phạm vi xét xử phúc thẩm quy định Điều 293 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Quá trình khởi kiện tại cấp Sơ thẩm được diễn ra đủ dài, đủ phức tạp để người khởi kiện trở nên mệt mỏi, thế nhưng kết quả đưa ra lại không được như mong đợi. Các yêu cầu khởi kiện đều bị bác bỏ hoặc chỉ được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện. Lúc này, Phúc thẩm được xem là cơ hội thứ 2 để tiếp tục tìm kiếm công lý, lẽ phải.

8. Vai trò của Luật sư Phúc Thẩm trong vụ án Dân sự

Ở giai đoạn phúc thẩm, Luật sư tham gia tố tụng để tư vấn cho đương sự có nên kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hay không, từ đó nếu đương sự quyết định kháng cáo thì luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các giai đoạn tiếp theo.

Nội dung công việc của Luật sư bao gồm:

  • Xác định căn cứ khiếu nại, kháng cáo đối với bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn kháng cáo.
  • Chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo.
  • Nộp đơn yêu cầu liên quan đến thi hành án.
  • Đôn đốc, thúc đẩy nhanh chóng quá trình thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án.
  • Đảm bảo quyền lợi của khách hàng được thực thi đầy đủ.

Điều này cho thấy được vai trò của Luật sư lại lên một tầm cao mới, khó khăn hơn. Vì ở giai đoạn này không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự với nguyên đơn/bị đơn mà còn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bản án Sơ thẩm). Khi khách hàng cảm thấy mất niềm tin và cơ hội vì kết quả của Bản án Sơ thẩm thì Luật sư sẽ giúp khách hàng có thêm phần động lực và định hướng pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bản thân thêm lần nữa.

* Theo khoản 1, Điều 1 Luật Luật sư năm 2012 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Luật sư năm 2006 quy định về Chức năng xã hội của Luật sư:

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyn, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát trin kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

* Tại Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 quy định về phạm vi hành nghề luật sư:

“1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện tư vấn pháp luật

4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này”

Như vậy có thể thấy được hoạt động của Luật sư là rất đa dạng, phong phú và vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện theo ủy quyền cho đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Luật sư tham gia vụ án dân sự không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định, mà còn giúp hạn chế được tình trạng tranh chấp kéo dài, giảm khiếu nại vượt cấp. Các vụ án dân sự đa số có thời gian xảy ra sự việc khá lâu, phức tạp, đương sự thiếu hiểu biết về pháp luật, nên việc mời luật sư tham gia tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi là cần thiết.

9. Lợi ích của việc thuê Luật sư phúc thẩm dân sự tại Đà Nẵng

Đội ngũ Luật sư tại Công ty Luật TNHH Dương Gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án Dân sự tại các cấp Sơ thẩm, Phúc Thẩm. Luật Dương Gia có ba cơ sở tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nhận các án trải dài trên Toàn quốc, vì vậy rất thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ Luật sư.

Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ pháp lý của Luật Dương Gia như sau:

  • Tư vấn qua tổng đài 19006568;
  • Liên hệ đặt lịch tư vấn, hỗ trợ dịch vụ pháp lý: 093.154.8999;
  • Tư vấn qua email, zalo;
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng;
  • Hỗ trợ đàm phán, thương lượng ngoài tố tụng;
  • Nhận ủy quyền, tham gia tranh tụng;
  • Cử Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon