Thuê luật sư hình sự tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

thu-tuc-cap-lai-so-do-tai-quan-lien-chieu

Pháp luật hình sự là ngành luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Với nhiệm vụ phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Vậy nên, khi bạn vướng mắc vào các vụ án hình sự tại thành phố Đà Nẵng, cụ thể là tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thì luật sư hình sự đóng vai trò rất quan trọng ngay cả từ giai đoạn tố giác, tin báo về tội phạm đến khi xét xử vụ án. Lúc này, việc bạn cần làm ngay là liên hệ với Công ty luật có uy tín để cử Luật sư hình sự có kinh nghiệm, tâm huyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

1. Luật sư hình sự tại Ngũ Hành Sơn

1.1. Giới thiệu về quận Ngũ Hành Sơn

Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ.

Về dân số có: 43 084 người với mật độ dân số: 1.171 người/km2. Hiện nay, dân số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số luợng người trong độ tuổi lao động là 40.765 người, chiếm 66,35% so với tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm là 1,20% (theo số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2009).

Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

1.2. Luật sư hình sự

Luật sư hình sự tại quận Ngũ Hành Sơn là Luật sư chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự; tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tố giác, tổ chức cá nhân cung cấp nguồn tin tội phạm, bị hại, đương sự, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; tham gia bào chữa cho các bị can, bị cáo trong suốt quá trình cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) giải quyết vụ án hình sự theo quy định pháp luật.

2. Luật sư có thể tham gia bảo vệ, bào chữa cho thân chủ khi nào?

2.1. Trong giai đoạn tố giác, tin báo về tội phạm

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật sư bào chữa sẽ được tham gia từ khi khởi tố bị can, nhưng đối với Luật sư bảo vệ thì sẽ được tham gia bảo vệ cho thân chủ là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ngay từ giai đoạn đầu khi quyền, nghĩa vụ của những người này phát sinh – tức là từ khi họ chính thức làm việc với cơ quan tố tụng (thời điểm trước khi khởi tố nếu có).

Vì vậy, đối với những người bị Cơ quan tố tụng mời làm việc, giữ người theo lệnh, quyết định có quyền yêu cầu mời Luật sư ngay khi được mời làm việc, hoặc ngay khi bị giữ, tạm giữ. Trong những trường hợp này thì Luật sư được quyền tham gia cùng, ngồi làm việc cùng, trợ giúp pháp lý cho họ.

Các giai đoạn tố tụng Luật sư hình sự có thể tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bao gồm: Giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

2.2. Khởi tố vụ án hình sự

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Cơ sở để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Điều tra vụ án hình sự: Sau khi khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các biện pháp khác nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trong vụ án hình sự. Kết thúc điều tra cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ, hoặc đình chỉ điều tra nếu có một trong căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hay đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can là người thực hiện tội phạm

2.3. Truy tố vụ án hình sự

Sau khi tiến hành điều tra vụ án và thu thập được các chứng cứ chứng minh tội phạm thì Viện Kiểm sát sẽ ra một trong các quyết định: Truy tố bị can; trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Đây là một bước nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động điều tra cũng như các chứng cứ đã thu thập được của cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc có đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử.

2.4. Giai đoạn xét xử

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện Kiểm sát chuyển sang. Kết thúc giai đoạn này Hội đồng xét xử đưa ra bản án hoặc các quyết định.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc 7 ngày kể từ ngày có Quyết định sơ thẩm nếu như có kháng cáo của bị cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát thì Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ xét xử lại vụ án hoặc xét lại Quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm

Thi hành bản án và quyết định của Tòa án: Là giai đoạn bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được đưa ra thi hành.

Giám đốc thẩm, tái thẩm: Trong trường hợp phát hiện sai lầm về pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thì được xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

3. Tại sao nên thuê luật sư hình sự tại quận Ngũ Hành Sơn?

Hiện nay, dân số quận Ngũ Hành Sơn đang dần tăng lên, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, vấn đề phát sinh tội phạm trên địa bàn cũng gia tăng. Để hạn chế thời gian xử lý vụ việc bị kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các bên trong vụ án hình sự, khi có sự xuất hiện của Luật sư trong vụ án hình sự, Luật sư có thể hỗ trợ giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ, cụ thể:

Đối với người bị tố giác, kiến nghị khởi tố

Trong giai đoạn tin báo, tố giác tội phạm, khi sự việc có dấu hiệu tội phạm, người bị cơ quan cảnh sát điều tra mời lên làm việc sẽ rất lo lắng, mất bình tĩnh, có những trường hợp đưa ra những lời khai không đúng bản chất sự việc, gây bất lợi cho bản thân. Trong giai đoạn này, luật sư có thể giải thích quyền, nghĩa vụ để thân chủ nắm rõ. Hướng dẫn thân chủ đưa ra bản trình bày, lời khai đúng bản chất của sự việc, không để sự việc bị làm sai lệch, gây hậu quả pháp lý không đáng có.

Nghiên cứu và đánh giá thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp tìm các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi khách hàng; Thu thập và/hoặc hướng dẫn khách hàng thu nhập chứng cứ có lợi cho khách hàng; Tư vấn khách hàng hiểu rõ tính chất, mức độ, hậu quả, rủi ro pháp lý có thể xảy ra với khách hàng và tư vấn phương án hạn chế tối đa hậu quả, rủi ro pháp lý cho khách hàng; Hỗ trợ khách hàng soạn thảo văn bản trình bày, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để bảo vệ khách hàng; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tham gia cùng Khách hàng trong quá trình làm việc với Điều tra viên, Cơ quan điều tra; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đối với bị can, bị cáo:

Trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo, luật sư là người luôn có mặt tại tất cả các buổi làm việc, lấy lời khai của Cơ quan Cảnh sát điều tra, các buổi xét xử của Tòa án.

Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về hành vi phạm tội, tính chất mức độ, việc giải quyết của cơ quan tố tụng. Thân chủ không tự trình bày được các luận điểm hay tranh luận với các cơ quan tiến hành tố tụng. Các Luật sư sẽ nghiên cứu và đánh giá tình tiết, chứng cứ, hồ sơ vụ án để tìm các căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng; Thu thập và/hoặc hướng dẫn khách hàng hoặc người thân thích thu thập chứng cứ để minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Tìm kiếm và xác định các tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho khách hàng; Thực hiện thủ tục thay đối biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang các biện pháp ngăn chặn khác để khách hàng tại ngoại, từng trường hợp cụ thể; Soạn thảo các loại đơn: đơn xin bão lãnh, đơn xin bão lãnh tại ngoại, đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn kêu oan; Tham gia bào chữa cho khách hàng tại phiên tòa, tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm bảo vệ tốt nhất cho khách hàng;

Đối với bị hại:

Bên cạnh việc bào chữa cho bị can, bị cáo thì trong vụ án hình sự các Luật sư có thể tham gia vào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại. Cụ thể như là nghiên cứu và đánh giá thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp tìm các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi khách hàng; Tư vấn phương án giải quyết để đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của khách hàng; Soạn thảo hoặc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ tố cáo, tố giác tội phạm và các văn bản khách gửi đến Cơ quan điều tra, cơ quan liên quan để yêu cầu xử lý hành vi có dấu hiệu tội phạm; Trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng từ giai đoạn giải quyết tố giác, nguồn tin tội phạm đế khởi tố điều tra, truy tố, xét xử; Thu thập và hướng dẫn khách hàng cung cấp các chứng cứ buộc bị can, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của họ; Tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại phiên tòa yêu cầu người tiến hành tố tụng xét xử đúng tội, bồi thường thiệt hại đúng mức dành cho người bị hại;

Ngoài ra các luật sư hình sự có thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự trong vụ án.

4. Thủ tục yêu cầu Luật sư trong vụ án hình sự tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

4.1. Thủ tục yêu cầu Luật sư hình sự

Người bị buộc tội hoặc người thân của họ có quyền gửi đơn yêu cầu bào chữa đến Luật sư để nhờ Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ cho người bị buộc tội.

Khi đồng ý bào chữa cho người bị buộc tội, Luật sư xuất trình các giấy tờ:

– Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

– Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;

Việc thực hiện quyền nhờ người bào chữa đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam:

Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai, hỏi cung, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản.

Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa (nếu chỉ đích danh), người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Khi tiếp nhận thủ tục đăng ký bào chữa từ Luật sư, nếu không thuộc trường hợp bắt buộc từ chối thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. Như vậy, trong trường hợp thông thường, thủ tục nhờ luật sư bào chữa rất đơn giản.

4.2. Lợi ích của việc thuê Luật sư Công ty Luật Dương Gia tại Ngũ Hành Sơn

Trong thực tiễn, đa phần những người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo còn hạn chế nhiều về kiến thức pháp lý, kỹ năng tự bào chữa; thiếu điều kiện thu thập, đánh giá chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án; và dễ rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, bị dồn ép, không nhận thức hết những tình tiết buộc tội, những tình tiết gỡ tội hoặc những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án nên khó có khả năng thực hiện quyền tự bào chữa của mình.

Công ty Luật TNHH Dương Gia – Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở tại số 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Đội ngũ Luật sư tại Công ty Luật TNHH Dương Gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũng như bào chữa cho khách hàng trong các vụ án hình sự lớn, nhỏ khác nhau. Nhiều Luật sư nguyên là Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Do đó, có thể tư vấn trực tiếp cho khách hàng tại thành phố Đà Nẵng ngay tại văn phòng của công ty. Suốt quá trình giải quyết vụ án có thể thông tin kịp thời, nhanh chóng tới gia đình của khách hàng (đặc biệt đối với các vụ việc bị can bị tạm giữ, tạm giam). Việc tham gia lấy lời khai, hỏi cung, tham gia xét xử tại Cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố Đà Nẵng cũng rất thuận lợi trong quá trình giải quyết.

Trong trường hợp cần Luật sư giỏi, bảo vệ trong vụ án hình sự tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH Dương Gia – Chi nhánh Đà Nẵng theo số Hotline 093.154.8999 để được hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon