Hoạt động của các cơ quan tư pháp đang ngày càng được chú trọng, nâng cao về mặt chất lượng trong quá trình hoạt động và phát triển. Bởi lẽ, việc phát triển của xã hội ngày này ít nhiều cũng đã gây ra nhiều mâu thuẫn, xáo trộn nên sự cần thiết của các cơ quan tư pháp là điều tất yếu. Cơ quan pháp lý có tầm quan trọng trong việc chịu trách nhiệm mang đến sự công bằng, minh bạch cho người dân nói riêng và xã hội nói chung là Viện kiểm sát nhân dân. Tại thành phố Đà Nẵng, một trong những Viện kiểm sát nhân dân đi đầu trong hoạt động, công tác làm việc là Viện kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà. Bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.
1. Giới thiệu chung:
1.1. Quận Sơn Trà:
Vào ngày 23/01/2023 vừa qua, quận Sơn Trà kỉ niệm 23 năm thành lập quận kể từ khi thành phố Đà Nẵng được tách ra. Ba mặt của quận Sơn Trà giáp sông, biển; phía Bắc và Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Vịnh Đà Nẵng và sông Hàn; phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn. Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32 km2, chiếm 4,62% diện tích toàn thành phố; mật độ dân số khoảng 2.241,13 người/km2 tính đến nay.
Quận Sơn Trà là một trong những quận giáp biển của thành phố Đà Nẵng. Quận được mệnh danh là vùng đất của thiên nhiên vì quận được thiên nhiên ưu ái ban tặng đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm ăn sinh sống bằng nghề ngư dân, kèm với đó là rừng núi trùng trùng điệp điệp phát triển du lịch – đặc biệt là bán đảo Sơn Trà, giao thông với đường 14B tạo nhiều cơ hội giao lưu trao đổi buôn bán với các quận huyện, tỉnh thành lân cận trong đó phải kể đến cảng Tiên Sa.
1.2. Viện Kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà:
Là một cơ quan tư pháp tại quận Sơn Trà thuộc quản lý của Chi Cục thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn. Địa chỉ liên hệ tại số 43 Mai Hắc Đế, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Với vị trí gần các trung tâm, cơ quan hành chính khác, nằm trong khu đông đúng dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng di chuyển trong các công việc liên quan và ngược lại.
Với bền dài kinh nghiệm hoạt động 26 năm qua, Viện kiểm sát nhân sân thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 27/01/1997, trong suốt quá trình đó Viện kiểm sát nhân dân quận đã đạt được những thành công nhất định, được đánh giá và ghi nhận nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, đơn vị đã kiểm sát điều tra 1.151 vụ án/2.030 bị can; truy tố 988 vụ/1.920 bị can, tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại Tòa án 987 vụ/1832 bị cáo; trong đó: Đã phối hợp với cơ quan điều tra, Tòa án tiến hành điều tra, truy tố, xét xử 65 vụ án trọng điểm; 165 vụ án lưu động, 05 vụ án rút gọn và 80 vụ án kỹ năng theo tinh thần Nghị quyết 08, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
2. Thông tin về Viện kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà:
2.1. Thông tin liên hệ:
Dưới đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến Viện Kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà:
Mã số thuế | 0400900799 |
Lĩnh vực hoạt động | Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp |
Giờ làm việc | 07:00 – 17:00 hằng ngày (trừ thứ 7, chủ nhật) |
Tình trạng hoạt động | Đang hoạt động |
Nơi đăng kí quản lý | Chi Cục thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn |
Số điện thoại | 02363944387 |
Địa chỉ liên hệ | 43 Mai Hắc Đế, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng |
2.2. Cơ cấu tổ chức:
Theo quy định tại điều 48 của luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện như sau:
“1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác”
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động và xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, đơn vị đó phải có người tiên phong đi đầu, có năng lực để lãnh đạo và giám sát công việc một cách chặt chẽ. Dựa trên quy định vừa đề cập, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà bao gồm Viện trưởng là đồng chí Nguyễn Đức Thông và cùng với các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên và viên chức đang hoạt động tại đơn vị.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành, ông Nguyễn Đức Thông luôn vận dụng hết mọi kỹ năng, kinh nghiệm có được sau bao nhiêu năm học hỏi vào trong quá trình hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đồng còn có sự đồng hành, sát cánh của các cộng sự, nhất là các Phó viện trưởng đã luôn hỗ trợ, giúp ông đưa ra nhiều quyết định sáng suốt, hợp lý nhất đối với tình hình của đơn vị và xã hội. Ông đã phân công nhiệm vụ công tác cụ thể theo sở trường, thế mạnh trên cơ sở đánh giá năng lực công tác của từng người, sau đó kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả để khen thưởng hoặc phê bình, kiểm điểm nghiêm minh. Ông luôn sâu sát các phòng ban, các cá nhân và linh hoạt trong quá trình điều hành, thường xuyên nắm bắt khối lượng, mức độ phức tạp và yêu cầu của công việc để đôn đốc cán bộ, công chức trong đơn vị thực hiện, luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, biết khai thác tiềm năng và tạo cơ hội phát triển cho cán bộ tại đơn vị.
Đơn vị hoạt động đề cao sự đoàn kết trong tập thể, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của công việc, lấy sứ mệnh, trách nhiệm của viện kiểm sát nhân dân làm hàng đầu từ đó đi theo và đã được những thành công vang dội. Chính vì thể, yếu tố cốt lõi là sự lãnh đạo của người đứng đầu và sự tin tưởng, hợp tác của các cộng sự, đồng nghiệp. Như vậy, có thể thấy đội ngũ cán bộ tại đơn vị là một đội ngũ vững mạnh và đã làm tròn vai trò của mình trong suốt nhiều năm qua.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà:
Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện sẽ bao gồm các nhiệm vụ về hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà cũng đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn như vậy. Cụ thể quy định tại khoản 3 điều 41 luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014:
– Chức năng thực hiện quyền công tố:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
“a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu Điều tra và yêu cầu Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động Điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn Điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;”
Tóm lại, hoạt động thực hiện quyền công tố là thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với đối tượng là người phạm tội. Ngoài ra còn thực hiện việc phát hiện vi phạm pháp luật để kịp thời xử lý, không để lọt tội phạm, xử lý đúng người đúng tội trong quá trình giải quyết. Hoạt động này còn được quy định cụ thể tại điều 20 của Bộ Luật hình sự 2015.
– Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp về các lĩnh vực khác nhau như giải quyết vụ án hình sự; giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trong các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
“a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, tại các khoản 2 Điều này cũng đề cập đến các vấn đề cần đảm bảo trong việc kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Viện kiểm sát nhân dân.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Viện Kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Luật Dương Gia hi vọng bài viết này đã giúp ích cũng như giải đáp những thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Nếu trong trường bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ và tư vấn.