Đà Nẵng – thành phố phát triển nhất nhì khu vực miền Trung với nền lịch sử phát triển lâu đời, nay thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong các lĩnh lực như được mệnh danh thành phố du lịch, nền kinh tế phát triển vượt bậc,…Đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, pháp luật thành phố đã đẩy mạnh, thúc giục phát triển mạnh mẽ. Từ những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, các cơ quan tư pháp đã được thành lập bao gồm từ cao đến thấp đều tập trung tại thành phố. Đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của các cơ quan tư pháp cấp huyện. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các cơ quan tư pháp cấp huyện, bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về một trong những cơ quan tư pháp cấp huyện – Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê.
1. Giới thiệu chung
1.1. Quận Thanh Khê
Về vị trí địa lý, quận Thanh Khê thuộc một trong tám đơn vị hành chính tại thành phố Đà Nẵng, được thành lập và phát triển từ tháng 1/1997 đến nay. Quận Thanh Khê sở hữu vị trí địa lý đắc địa bao bọc xung quanh là biển và các đơn vị hành chính khác, cụ thể:
Phía Đông: Giáp quận Hải Châu
Phía Tây: Giáp với huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu
Phía Nam: Giáp với quận Hải Châu
Phía Bắc: Giáp với Vịnh Đà Nẵng
Ngoài ra, quận Thanh Khê còn sở hữu diện tích khoảng 9,5 km² nhỏ nhất so với các quận, huyện khác. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà quận lại kém phát triển, với đường bờ biển dài 4,3km và tiếp xúc với nhiều khu vực tạo thuận lợi cho việc phát triển về du lịch, kinh tế, thương mại,…Bên cạnh đó, quận còn là nơi tập trung, cộng hưởng của giao thông vận tải, bệnh viện có quy mô lớn, trung tâm thương mại. Với dân số rơi vào khoảng 185.064 người, mật độ dân số 19.480 người/km² có thể thấy Thanh Khê là khu vực có dân số đông đúc, tập trung chủ yếu là dân địa phương và công nhân lao động từ các nơi khác đổ về làm ăn.
Về cơ cấu, quận Thanh Khê bao gồm 10 phường: Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián, Chính Gián, Tam Thuận, Xuân Hà, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Hòa Khê, An Khê. Các phường đều ngày càng được tập trung phát triển, đặc biệt là đẩy mạnh về kinh tế, du lịch. Hứa hẹn sẽ là nơi phát triển nhất nhì trong khu vực thành phố sau này.
1.2. Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê
Nằm trên quận Thanh Khê, tọa lạc tại số 46 đường Trần Xuân Lê, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng, Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê là một tổ chức thuộc quản lý của Chi cục thuế quận Thanh Khê. Viện kiểm sát có ngành kinh doanh chính về “Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp”. Tính đến năm 2023, Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê đã đi vào hoạt động được 26 năm với bền dài hoạt động và phát triển không ngừng cố gắng, viện kiểm sát đã có nhiều đóng góp trong thành phố nói riêng và cho xã hội nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp lý của quận và của thành phố.
2. Thông tin về Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê
2.1. Thông tin liên hệ
Để giúp việc tìm kiếm trở nên dễ dàng đối với người dân hơn thì dưới đây là bảng tổng hợp các thông tin chi tiết liên quan đến Viện kiểm sát quận Thanh Khê:
Mã số thuế | 0401173994 |
Lĩnh vực hoạt động | Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp |
Giờ làm việc | 07:00 – 17:00 hằng ngày (trừ thứ 7, chủ nhật) |
Tình trạng hoạt động | Đang hoạt động |
Nơi đăng kí quản lý | Chi Cục thuế quận Thanh Khê |
Số điện thoại | 02363719493 |
Địa chỉ liên hệ | 46 Trần Xuân Lê, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng |
2.2. Cơ cấu tổ chức
Theo quy định tại điều 48 của luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện như sau:
“1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác”
Tuân thủ theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân quận đã xây dựng đội ngũ tổ chức hùng hậu với nhiều cá nhân, người đứng đầu có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm nhiều năm làm việc vì vậy mà đã giúp cho công tác hoạt động, làm việc của Viện kiểm sát quận ngày càng vững chắc. Cụ thể, người đứng đầu là đồng chí Lê Văn Khương giữ chức Viện trưởng theo sau đó là các Phó Viện Trưởng (trong đó có đồng chí Phạm Ái Linh,…) cùng với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và công chức, người lao động khác đang làm việc hoạt động tại cơ quan.
Người đứng đầu một cơ quan có trách nhiệm cực kì quan trọng, ông Lê Văn Khương đã phân công nhiệm vụ công tác cụ thể theo sở trường, thế mạnh trên cơ sở đánh giá năng lực công tác của từng người, sau đó kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả để khen thưởng hoặc phê bình, kiểm điểm nghiêm minh. Ông luôn sâu sát, linh hoạt trong quá trình điều hành, thường xuyên nắm bắt khối lượng, mức độ phức tạp và yêu cầu của công việc để đôn đốc cán bộ, công chức trong đơn vị thực hiện, luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, biết khai thác tiềm năng và tạo cơ hội phát triển cho cán bộ tại đơn vị.
Bằng chứng là vừa qua, ngày 24/11/2022 Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê đã ra quyết định và tổ chức bổ nhiệm thêm 4 đồng chí vào vị trí kiểm sát viên. Các đồng chí kiểm sát viên mới đã được trải qua các đợt huấn luyện và đào tạo kỹ càng, được rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng xử lý tình huống trong quá trình thực hiện chức năng của Viện kiểm sát tại phiên tòa. Bên cạnh đó, còn luôn được thúc đẩy phong trào tự học tập, tự nghiên cứu chuyên sâu.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: “Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.” Cụ thể, đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện sẽ bao gồm các nhiệm vụ về hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê cũng đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn như vậy.
– Chức năng thực hiện quyền công tố:
Hoạt động thực hiện quyền công tố là thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với đối tượng là người phạm tội. Ngoài ra còn thực hiện việc phát hiện vi phạm pháp luật để kịp thời xử lý, không để lọt tội phạm, xử lý đúng người đúng tội trong quá trình giải quyết. Hoạt động này còn được quy định cụ thể tại điều 20 của Bộ Luật hình sự 2015.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
“a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu Điều tra và yêu cầu Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động Điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn Điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;”
– Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp về các lĩnh vực khác nhau như giải quyết vụ án hình sự; giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trong các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
“a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, tại các khoản 2 Điều này cũng đề cập đến các vấn đề cần đảm bảo trong việc kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Viện kiểm sát nhân dân.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Viện Kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng. Luật Dương Gia hi vọng bài viết này đã giúp ích cũng như giải đáp những thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Nếu trong trường bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ.