Các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức

Các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, bởi họ là những người trực tiếp thực hiện các chính sách, quyết định của Nhà nước và là cầu nối giữa các cơ quan nhà nước với người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước cũng như sự ổn định của xã hội. Chính vì vậy, những quy định về việc kỷ luật cán bộ, công chức là một trong các yếu tố quan trọng để duy trì trật tự, kỷ cương và nâng cao hiệu quả công tác trong bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Vậy hiện nay có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định về cán bộ, công chức thì cán bộ được hiểu là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở đó, với mục đích là bảo vệ kỷ cương, trật tự trong bộ máy nhà nước, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong công tác hành chính, tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã đặt ra 04 hình thức kỷ luật đối với cán bộ, bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Trong đó:

  • Khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Khi bị khiển trách, cán bộ, chỉ bị nhắc nhở và chỉ ra những sai sót trong công việc của mình, nhằm mục đích cảnh tỉnh và cải thiện hành vi để nâng cao chất lượng công tác.
  • Cảnh cáo là hình thức kỷ luật nặng hơn khiển trách, được áp dụng đối với những cán bộ có hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn nhưng chưa đến mức phải cách chức hoặc bãi nhiệm. Mặc dù không dẫn đến việc mất chức vụ ngay lập tức, nhưng cảnh cáo có thể ảnh hưởng đến uy tín và sự nghiệp của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.
  • Cách chức là việc cán bộ bị tước bỏ chức vụ đang nắm giữ do vi phạm nghiêm trọng trong công tác. Việc cách chức có thể xảy ra khi không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm nghiêm trọng quy chế, hoặc gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc và uy tín của cơ quan, tổ chức.
  • Bãi nhiệm là hình thức kỷ luật áp dụng đối với các cán bộ được bầu hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Khi bị bãi nhiệm, không chỉ mất chức vụ mà còn bị chấm dứt quyền lợi và các nhiệm vụ mà họ đang đảm nhận. Hình thức này thường được áp dụng khi có các hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước và sự ổn định của tổ chức.

Tất cả các hình thức kỷ luật này đều nhằm đảm bảo kỷ cương, trật tự trong bộ máy nhà nước, đồng thời giúp củng cố phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ.

2.Các hình thức kỷ luật đối với công chức

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức sẽ bao gồm người giữ chức vụ và người không giữ chức vụ, Theo đó, các hình thức kỷ luật cũng được phân định dựa theo hai hình thức trên

2.1. Các hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có 04 hình thức kỷ luật tuy nhiên, ngoài hình thức khiển trách, cảnh cáo tương tự với cán bộ thì đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý còn bao gồm hạ bậc lương và buộc thôi việc. Theo đó:

 – Hạ bậc lương là giảm mức lương của người vi phạm xuống một bậc so với mức lương hiện tại, thường được áp dụng đối với một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP :

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại (1).

– Buộc thôi việc là biện pháp kỷ luật nghiêm khắc nhất đối với công chức trong bộ máy nhà nước. Trên cơ sở đó, họ sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chức vụ công tác mà không nhận được các quyền lợi liên quan khi có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại (1);

– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;

– Ngoài ra, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

2.2. Các hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

Trên cơ sở pháp lý, có tất cả 05 hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, điểm khác biệt rõ rệt đối với cán bộ hoặc công chức không  giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là bổ sung thêm hình thức giáng chức. Theo đó, hình thức này được hiểu như sau:

Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải cách chức bị hạ bậc chức vụ đang nắm giữ. Hình thức này được áp dụng đối với các trường hợp được quy định tại  điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP :

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại (i).

(Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

– Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.  Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại (i) nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

3. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Cụ thể, thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức được quy định như sau:

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 

+ 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại (i).

– Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về “Các hình thức lỷ luật cán bộ công chức”. Trong trường hợp còn đang thắc mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ. Qúy Khách hàng có thể liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon