Ngày nay, với sự đa dạng của các công ty, dịch vụ chuyển phát nhanh, người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả cạnh tranh hơn. Việc chuyển, giao hàng hóa cũng rút ngắn thời gian rất nhiều. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh tương đối phức tạp. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật Dương Gia chi nhánh Đà Nẵng sẽ tư vấn một số vấn đề pháp lý có liên quan đến dịch vụ chuyển phát nhanh của khách hàng.
Cơ sở pháp lý
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;
- Luật thương mại 2005;
- Luật doanh nghiệp.
1. Công ty muốn mở đại lý các tỉnh thì thủ tục liên kết các tỉnh phải như thế nào?
Trường hợp này, công ty có thể chủ động mở chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện ở các tỉnh thành địa phương có kế hoạch kinh doanh.
Nếu là chi nhánh, văn phòng trực thuộc của công ty, việc quản lý, điều hành, quyền và nghĩa vụ sẽ được thể hiện trong các văn bản nội bộ của công ty như điều lệ, quy chế, hợp đồng…
Ngoài ra nếu hình thức đại lý ủy quyền, hợp tác, bên đối tác có thể chủ động thành lập pháp nhân. Sau đó, hai bên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương hiệu.
Trường hợp này, các bên tiến hành ký kết Hợp đồng đại lý, toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận, thống nhất trong hợp đồng đại lý.
2. Các cá nhân muốn làm đại lý với công ty thì ràng buộc hình thức như thế nào?
Cá nhân muốn làm đại lý cho công ty sẽ bao gồm các hình thức như sau:
- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Riêng đối với ngành nghề kinh doanh chuyển phát nhanh, việc nhận làm đại lý cho công ty được thỏa thuận, thống nhất và thông qua hợp đồng đại lý như đã nêu ở trên. Đối với trường hợp cá nhân hoạt động nhỏ lẻ, khối lượng công việc không nhiều, có thể chuyển qua phương án ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cộng tác viên để phù hợp với tình hình thực tế.
3. Công ty sẽ làm đại lý cấp 1 với cá nhân, sau đó cá nhân lại làm đại lý cấp 2 với cá nhân. Sự liên kết của công ty và các cấp đó sẽ ra sao?
Công ty muốn làm đại lý cấp 1 với cá nhân (63 tỉnh thành) có thể áp dụng theo Điều 166 của Luật thương mại 2005 bằng hình thức ký hợp đồng đại lý với nhau. Trong hợp đồng sẽ thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ của hai bên và mức thù lao được hưởng.
Đối với đại lý cấp 1 muốn làm đại lý cho cá nhân đại lý cấp 2 thì có thể lựa chọn hình thức tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với công ty và trở thành tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc làm việc dưới sư quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
Sự liên kết của công ty với các cấp liên quan đến nghĩa vụ của công ty như sau:
- Công ty tức là bên giao đại lý sẽ phải hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý, trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra;
- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để đảm bảo khi kết thúc hợp đồng đại lý.
Theo đó, sẽ có bốn hình thức để tiến hành công việc:
Đại lý cấp 1 có quyền tự mình ký hợp đồng, toàn quyền làm việc với đại lý cấp 2.
Đại lý cấp 1 có quyền tự mình ký hợp đồng, làm việc với đại lý cấp 2 nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tổng công ty, có xác nhận của Tổng tổng ty trong hợp đồng ký kết với đại lý cấp 2.
Đại lý cấp 1 chỉ được quyền kinh doanh theo đúng nội dung đã thỏa thuận, tuyệt đối không được làm việc với đại lý cấp 2. Việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận công việc sẽ do Tổng công ty tiến hành. Việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận công việc sẽ do Tổng công ty tiến hành.
Đại lý cấp 1 chỉ được quyền kinh doanh theo đúng nội dung đã thỏa thuận, tuyệt đối không được làm việc với đại lý cấp 2 Việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận công việc sẽ do Tổng công ty tiến hành. Việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận công việc sẽ do Tổng công ty tiến hành. Tuy nhiên, đại lý cấp 1 sẽ được hưởng lợi nhuận, hoa hồng từ việc tổng công ty ký hợp đồng với đại lý cấp 2 tùy theo tình hình thực tế và thỏa thuận của các bên.
Nếu công ty không muốn mở chi nhánh/ văn phòng đại diện với cá nhân nhưng muốn cá nhân làm đại lý của công ty để không phạm luật thuế hình thức luân chuyển phải làm sao. Cá nhân và công ty vận hành theo hệ thống cả nước thủ tục phải làm sao? Liên kết song song giữa công ty, cá nhân để không phạm luật.
Đối với trường hợp công ty không muốn mở chi nhánh/văn phòng đại diện với cá nhân thì có thể ký hợp đồng đại lý. Khi đó trong hợp đồng sẽ quy định các quyền và nghĩa vụ của hai bên, hai bên hoạt động dựa vào các thỏa thuận trong hợp đồng với vai trò công ty là bên giao đại lý và cá nhân là bên đại lý.
Vấn đề pháp nhân sẽ do bên nhận đại lý tự mình thực hiện.
Thương hiệu công ty đưa cho cá nhân sử dụng. Vậy làm thế nào để công ty, cá nhân không bị phạm luật thương hiệu.
Căn cứ theo Điều 141 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định thì tên thương mại không được chuyển quyền sử dụng. Như vậy để cá nhân được sử dụng tên thương hiệu của công ty thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 138 , Luật sở hữu trí tuệ 2005. Việc chuyển nhượng phải bằng văn bản bản và bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
4. Nếu chuyện thâm hụt thất thoát hàng hóa do không có sự bảo hộ của công ty. Vậy tổ chức cá nhân xử lý ra sao?
Trường hợp này hai bên có thể tự thỏa thuận trước khi hợp tác kinh doanh. Quyền, nghĩa vụ giữa các bên nên được quy định cụ thể trong hợp đồng hợp tác để có sự rõ ràng, thống nhất, tránh tranh chấp sau này.
Trong thỏa thuận ngoài quyền nghĩa vụ nên quy định chế tài xử phạt vi phạm.
5. Việc chứng minh nguồn thu nhập của tổ chức cá nhân với cơ quan chức năng thuế như thế nào?
Đối với công ty thì cơ quan thuế sẽ tính thuế căn cứ theo thu nhập chịu thuế và thuế suất. Việc chứng minh doanh thu từ công ty để tính thu nhập chịu thuế là việc mà công ty đưa ra các hóa đơn và chứng từ kế toán cho toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà công ty được hưởng; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ tại cơ quan thuế.
6. Việc Công ty ủy quyền cho cá nhân sử dụng thương hiệu công ty có được không?
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân sử dụng nhãn hiệu có thể làm hợp đồng li xăng, đăng ký với cục sở hữu trí tuệ theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ.
7. Công ty muốn cắt hợp đồng cá nhân thì phải làm sao?
Trường hợp công ty ký hợp đồng đại lý thương mại với cá nhân nhưng vì lý do nào đó muốn cắt hợp động đại lý này theo áp dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Trường hợp hợp đồng không quy định trong hợp đồng thì thời hạn chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên hông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Việc chấm dứt hợp đồng theo quy định trên đây thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường thiệt một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt theo yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý chi bên giao địa lý.
Trường hợp ký hợp đồng lao động với người lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ tuyệt đối luật Lao động để tránh việc chấm dứt hợp đồng trái luật, phải bồi thường và thực hiện các biện pháp khắc phục.
8. Việc xuất hóa đơn giữa Công ty và hộ cá nhân. Để hộ cá nhân xuất ngược lại cho Công ty khác?
Việc xuất hóa đơn được thực hiện theo luật thuế. Doanh nghiệp phải mua hóa đơn điện tử. Định kỳ, gửi báo cáo thuế, nguyên tắc nguồn thu trừ chi phí hợp lý.
Phần doanh thu của doanh nghiệp phải nộp thuế doanh nghiệp là 20%.
9. Quyền bảo hộ của cá nhân được công ty bảo hộ ra sao cho đúng luật?
Đối với trường hợp công ty muốn ký hợp đồng đại lý với cá nhân thì cá nhân tức là bên đại lý sẽ có các quyền lợi mà bắt buộc bên công ty tức là bên giao đại lý phải thực hiện để đảm bảo đúng pháp luật:
- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm khi kết thúc hợp đồng đại lý;
- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
10. Cách hạch toán quy trình kế hoạch xử lý tài khoản nào cho hợp lý giữa tổ chức cá nhân và công ty.
Trường hợp công ty ký hợp đồng đại lý với cá nhân mà không có thỏa thuận về thanh toán trong hợp đồng đại lý thì việc thanh toán sẽ được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty luật TNHH Dương Gia Chi nhánh Đà Nẵng về các vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ chuyển phát nhanh. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006586 để được hỗ trợ.