Tổng quan chung về Luật quốc tế

tong-quan-chung-ve-luat-quoc-te

Công pháp quốc tế là một trong những học phần bắt buộc đối với các sinh viên đang theo học tại các Trường Đại học Luật cũng như những Trường Đại học có đào tạo ngành Luật nói chung. Theo đó, Luật Quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập chi phối toàn bộ cả quá trình tham gia học Công pháp quốc tế của sinh viên. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu Tổng quan chung về Luật quốc tế.

1. Các văn bản pháp luật chủ yếu

– Công ước hòa bình về giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1989;

– Công ước về hạn chế áp dụng sức mạnh trong trường hợp vi phạm các cam kết quốc tế năm 1907;

– Hiệp ước Paris về khước từ chiến tranh năm 1928;

– Hiến chương Liên Hiệp quốc năm 1945;

– Hiệp ước Helsinki 01/8/1975 về An ninh và hợp tác Châu Âu;

– Nghị quyết 1541 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 14/12/1980 về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa;

– Nghị quyết 2625 của ĐHĐ LHQ ngày 24/10/1970 về nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế;

– Nghị quyết 3314 của ĐHĐ LHQ ngày 14/12/1974 về định nghĩa xâm lược;

– Nghị quyết 4222 của ĐHĐ LHQ ngày 18/11/1987 về Nâng cao hiệu quả của Nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng trong quan hệ quốc tế;

2. Định nghĩa Luật quốc tế

Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật do các chủ thể của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của Luật quốc tế và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do chính các chủ thể của Luật quốc tế thỏa thuận thi hành.

3. Đặc điểm của Luật quốc tế

– Trình tự xây dựng các quy phạm của Luật quốc tế

+ Không có cơ quan lập pháp xây dựng các quy phạm của Luật quốc tế;

+ Quy phạm Luật quốc tế được hình thành do sự thỏa thuận giữa các chủ thể bằng hình thức ký kết các Điều ước quốc tế hoặc công nhận các tập quán quốc tế.

+ Quốc gia là chủ thể chủ yếu xây dựng nên quy phạm của Luật quốc tế.

– Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế

Những quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh sự, biển….

– Chủ thể của Luật quốc tế

Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào quan hệ quốc tế, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi của chính chủ thể thực hiện.

4. Các loại chủ thể của Luật quốc tế

– Các quốc gia;

– Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia);

+ Tổ chức quốc tế liên quốc gia/ liên chính phủ là tổ chức mà thành viên là các quốc gia, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng và chủ thể riêng biệt và cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó.

– Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết;

+ Luật quốc tế quy định điều kiện để được xem là dân tộc đang đấu tranh giành độc lập
+ Thuộc 1 trong 3 nhóm dân tộc sau đây:
Là dân tộc thuộc địa;
Là dân tộc sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc;
Là dân tộc sống dưới sự thống trị của nước ngoài.
Đứng lên đấu tranh giành độc lập (có cơ quan lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc).

5. Các biện pháp bảo đảm thực thi Luật quốc tế

– Không có cơ quan cưỡng chế thi hành các quy phạm Luật quốc tế. Các quốc gia thoả thuận quy định các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hay tập thể với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế;
– Trong trường hợp không có thoả thuận về biện pháp cưỡng chế, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể.

6. Những điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong Hiến chương Liên Hợp quốc

Điều 24:
“Để đảm bảo cho Liên hợp quốc hành động nhanh chóng và có hiệu quả, các thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt ra, thì Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp quốc.”

Điều 25:
“Theo hiến chương này, các thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp thuân, phục tùng và thi hành những quyết nghị của Hội đồng bảo an.”

Điều 41
“Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ lực…có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.”

Điều 42
“Nếu Hội đồng bảo an…có quyền áp dung mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thẩy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế,,,có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện.”

7. Bản chất của Luật quốc tế

– Là sự thoả thuận ý chí giữa các chủ thể của Luật quốc tế;
– Luật quốc tế luôn phản ánh sự đấu tranh và nhân nhượng, thoả hiệp và thương lượng giữa các chủ thể.

8. Vai trò của Luật quốc tế

– Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế;
– Là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế;
– Có vai trò quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn;
– Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế.

9. Mối quan hệ giữa Luật quốc gia và Luật quốc tế

Luật quốc tế và luật quốc gia là 2 hệ thống luật hoàn toàn độc lập, song song tồn tại và cùng phát triển, nhưng có mối quan hệ lẫn nhau.

9.1. Ảnh hưởng của pháp luật quốc gia đối với Luật quốc tế

– Mang tính chất xuất phát điểm.
– Quốc gia nào có quy phạm dân chủ và tiến bộ hơn có ảnh hưởng nhiều hơn đối với luật quốc tế.

9.2. Ảnh hưởng của Luật quốc tế đối với pháp luật quốc gia

– Ảnh hưởng ngược trở lại làm cho pháp luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ hơn.
– Trường hợp pháp luật quốc gia quy định khác Luật quốc tế thì áp dụng Luật quốc tế.

Trên đây là nội dung Tổng quan về Luật quốc tế nằm trong chương trình học học phần Công pháp quốc tế. Trường hợp có thắc mắc khác vui lòng liên hệ 1900 6568 để được hỗ trợ và tư vấn.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon