Chủ thể của Luật Quốc tế

chu-the-cua-luat-quoc-te-mon-cong-phap-quoc-te

Công pháp quốc tế là một môn học tương đối khó, do sinh viên sẽ ít gặp các tình huống thực tế liên quan tới Công pháp quốc tế so với các tình huống của luật Dân Sự, Hình sự. Theo đó, để học tốt môn này, cần đầu tư thời gian nghiên cứu, tập trung nghe giảng và tích cực nghiên cứu các vấn đề có liên quan.

Bên cạnh nội dung liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, tìm hiểu về chủ thể của Luật quốc tế là một trong những nội dung quan trọng. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm chủ thể của Luật Quốc tế

  • Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào quan hệ quốc tế, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi của chính chủ thể thực hiện.
  • Các loại chủ thể

– Các quốc gia

– Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia)

– Các thực thể khác

2. Chủ thể của Luật Quốc tế

2.1. Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế

  • Điều kiện để được công nhận là quốc gia

Căn cước Điều 1 Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 quy định quốc gia được công nhận khi có đủ các yếu tố sau:

– Có dân cư ổn định

– Có lãnh thổ được xác định

– Có chính phủ

– Có khả năng tham gia vào các quan hệ với các chủ thể khác

  • Vấn đề công nhận trong Luật quốc tế

– Khái niệm công nhận quốc tế

Công nhận là hành vi chính trị – pháp lý của quốc gia công nhận thừa nhận sự tồn tại của thành viên mới trong quan hệ quốc tế, thông qua hành vi này quốc gia công nhận thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ với thành viên mới.

– Bản chất của công nhận trong Luật quốc tế

Hành vi công nhận không tạo ra chủ thể mới của Luật quốc tế mà chỉ tuyên nhận sự tồn tại trên thực tế của thực thể đó.

– Thể loại công nhận

Công nhận quốc gia mới

– Công nhận được đặt ra khi có sự xuất hiện quốc gia mới;

– Quốc gia mới xuất hiện không phụ thuộc vào bất kì sự công nhận nào;

– Quốc gia mới được thành lập bằng nhiều cách khác nhau;

– Công nhận quốc gia mới bao gồm công nhận chính phủ của quốc gia đó.

Công nhận chính phủ mới

– Khi có chính phủ lên cầm quyền không theo quy định của pháp luật của chính quốc gia đó;
– Công nhận chính phủ mới nghĩa là công nhận người đại diện hợp pháp cho quốc gia đó trong quan hệ quốc tế chứ không phải là công nhận một chủ thể mới của luật quốc tế.

  • Nguyên tắc hữu hiệu để công nhận một chính phủ mới

– Chính phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thể hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài;

– Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý mọi công việc của đất nước.

2.2. Các tổ chức quốc tế liên quốc gia/ liên chính phủ

Tổ chức quốc tế liên quốc gia/ liên chính phủ là tổ chức mà thành viên là các quốc gia, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng và chủ thể riêng biệt và cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó.

2.3. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

Luật quốc tế quy định điều kiện để được xem là dân tộc đang đấu tranh giành độc lập
Thuộc 1 trong 3 nhóm dân tộc sau đây:

– Là dân tộc thuộc địa;

– Là dân tộc sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc;

– Là dân tộc sống dưới sự thống trị của nước ngoài.

2.4. Toà thánh Vatican – chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế

Thành Vatican có tên chính thức là Thành quốc Vatican. Đây là một quốc gia độc lập có chủ quyền với lãnh thổ chỉ vẻn vẹn là một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thủ đô Roma của nước Ý. Vatican được thành lập vào năm 1929 do Giám mục Roma (Giáo hoàng) lãnh đạo. Đây là một quốc gia có nền quân chủ thần quyền. Các viên chức cấp cao của Vatican là các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Roma và có xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau

Trên đây là nội dung liên quan đến các chủ thể của Luật quốc tế. Trường hợp có thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 1900 6568 để được hỗ trợ và tư vấn.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon