Ai là người trả lương cho giám đốc?

ai-la-nguoi-tra-luong-cho-giam-doc

Giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định ai là người trả lương cho giám đốc và cơ chế trả lương như thế nào lại phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp cũng như các quy định nội bộ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết các trường hợp khác nhau, từ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, đến công ty cổ phần, nhằm giải đáp câu hỏi này một cách rõ ràng và đầy đủ.

1. Giám đốc là gì?

Giám đốc là người giữ vị trí điều hành cao cấp trong một doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý, giám sát và thực thi các chiến lược, kế hoạch hoạt động của công ty. Giám đốc có thể được tuyển dụng bởi công ty hoặc do các cổ đông, hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, vị trí giám đốc có thể bao hàm các danh xưng khác nhau như tổng giám đốc, CEO (Chief Executive Officer), giám đốc điều hành hay quản lý cấp cao. Họ là người chịu trách nhiệm chính về mọi quyết định và hoạt động của công ty, từ quản lý nhân sự, tài chính, chiến lược phát triển đến giải quyết các vấn đề nội bộ và đối ngoại.

Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp quy định về vị trí giám đốc trong các loại hình công ty khác nhau như công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP) và công ty hợp danh. Theo đó, trong công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần, giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành và đại diện pháp lý cho công ty. Giám đốc có vai trò then chốt trong việc phát triển doanh nghiệp và định hướng, chỉ đạo các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ.

2. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc

Giám đốc không chỉ là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong công ty, mà còn có trách nhiệm thực thi một loạt các nghĩa vụ pháp lý và đạo đức. Các quyền và nghĩa vụ của giám đốc thường được quy định rõ ràng trong điều lệ công ty, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng quản lý.

Quyền và nghĩa  của giám đốc:

  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.

3. Ai là người trả lương cho giám đốc?

3.1. Giám đốc liệu có được công ty trả lương hay không?

Bất kỳ ai trong chúng ta khi đi làm thì cũng đều quan tâm tới vấn đề lương thưởng. Vấn đề về lương thưởng thể hiện sự cống hiến, năng suất lao động của mình với công ty, doanh nghiệp đó. Các nhân viên đi làm thì Giám đốc sẽ là người trả lương. Vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả lương cho Giám đốc? Giám đốc có được công ty trả lương hay không?

Thật ra, Giám đốc vẫn được công ty trả lương như những nhân viên bình thường. Sự phát triển của nền kinh tế cùng với sự hội nhập của nền kinh tế hiện nay, Giám đốc vẫn được xem là một nghề nghiệp thực thụ. Giám đốc cũng là người làm thuê nhưng ở một trình độ cao hơn nhân viên thông thường mà thôi.

Lương dành cho Giám đốc vẫn là khoản lương tính vào khoản chi phí hợp lý để quản lý doanh nghiệp. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản chi phí này vẫn được trừ và xuất toán. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động, bảng chấm công mỗi tháng, bảng lương đi kèm bảng chấm công, phiếu chi ghi số tiền thanh toán hoặc chứng từ ngân hàng cần thiết, tất cả cần có chữ ký đầy đủ.

3.2. Ai là người có thẩm quyền quyết định tiền lương cho Giám đốc?

Đối với vấn đề về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền công của Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại Khoản 2 Điều 163 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thẩm quyền quyết định cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thuộc về Hội đồng quản trị.

Điều 163. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;

b) Thành viên Hội đồng quản trị được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và thưởng. Tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.”

4. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty

Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty được quy định cụ thể tại điều 65, Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

“Điều 65. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.”

Như vậy:

  • Giám đốc, Tổng giám đốc trước tiên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng quy định theo Luật doanh nghiệp ví dụ như : cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan trong đơn vị, cơ quan quân đội nhân dân, công an nhân dân; người chưa thành niên hay bị truy tố hình sự, đang chấp hành án…;
  • Giám đốc, Tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. Nếu công ty cần Giám đốc, Tổng giám đốc mà không theo tiêu chuẩn này hoặc theo tiêu chuẩn khác theo yêu cầu, tình hình riêng của công ty thì phải quy định trong Điều lệ công ty.
  • Đối với trường hợp một công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Khi thành lập công ty con thì ngoài trừ các tiêu chuẩn và điều kiện ở trên thì Giám đốc, Tồng giám đốc công ty con không được có mối quan hệ thân cận với quản lý công ty mẹ, với người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty mẹ. Mối quan hệ cụ thể như sau: là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

5. Ai có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc?

5.1. Đối với Công ty Cổ phần

Căn cứ theo Điểm i Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 :

“Điều 153. Hội đồng quản trị

2. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;”

Như vậy, Giám đốc Công ty cổ phần có thể là do bổ nhiệm từ thành viên Hội đồng Quản trị hoặc thuê ngoài thông qua ký hợp đồng lao động và hợp đồng này do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Giám đốc.

5.2. Đối với Công ty TNHH Một thành viên

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể như sau :

“Điều 141. Phạm vi đại diện

1.Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.

2.Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mìnhhoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”

Như vậy, căn cứ mục 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu giám đốc công ty đồng thời là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không được ký hợp đồng lao động với chính mình. Để có thể ký hợp đồng lao động thì phải ủy quyền cho cá nhân khác ở công ty. Khi đó, người được ủy quyền sẽ nhân danh công ty ký hợp đồng lao động. Trong trường hợp này có thể là Phó Giám đốc.

5.3. Đối với Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Theo quy định tại khoản đ Điều 55 Luật Doanh nghiệp năm 2020 :

Điều 55. Hội đồng thành viên

1.Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

2.Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;

c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;

d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trongbáo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

e) Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toántrưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

l) Quyết định tổ chức lại công ty;

m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.;”

Theo quy định trên thì Hội đồng thành viên sẽ có quyết định bổ nhiệm và ký hợp đồng với tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng thành viên sẽ là người đứng ra thay mặt hội đồng thành viên ký hợp đồng lao động với Giám đốc, Tổng giám đốc.

Trường hợp bạn đang còn thắc mắc hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý, liên hệ ngay Hotline: 079.497.8999 hoặc 093.154.8999 để đươc tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon