Thủ tục làm Lý lịch tư pháp số 1

https://danang.luatduonggia.vn/linh-vuc-khac/thu-tuc-lam-ly-lich-tu-phap-so-1.html

Lý lịch tư pháp là loại giấy tờ không thể thiếu trong nhiều thủ tục hành chính ở Việt Nam như khi làm hồ sơ xin việc, hồ sơ xin bổ nhiệm, du học, nhập quốc tịch hay nhận con nuôi,.…

Vậy lý lịch tư pháp là gì, nội dung gồm những gì, do cơ quan nào xác cấp, làm lý lịch tư pháp số 1 cần giấy tờ gì, thủ tục làm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về Lý lịch tư pháp số 1.

Căn cứ pháp lý: 

Luật Lý lịch tư pháp 2009;

Luật cư trú 2020.

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Tại khoản 1, Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp quy định về lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại đó là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009. Trong đó:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là loại phiếu cấp cho cá nhân công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam yêu cầu cấp cho mình và Phiếu cấp cho Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Dịch vụ hỗ trợ làm lý lịch tư pháp số 1

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nói chung và lý lịch tư pháp nói riêng, Công ty luật Dương Gia luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ khách hàng.

  • Luật Dương Gia có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý đông đảo, nhiều kinh nghiệm.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan cho khách hàng.
  • Nộp hồ sơ, nhận kết quả.
  • Xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình giải quyết.
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng.
  • Đảm bảo hồ sơ giải quyết đúng thời hạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ:

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

3. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp số

Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp xác định rõ thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.

Trong đó, giao Sở Tư pháp cấp Phiếu trong các trường hợp sau:

– Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

– Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Ngoài ra, Sở Tư pháp còn được giao trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp và tra cứu, xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Hồ sơ xin cấp Phiếu tư pháp số 1

Căn cứ khoản 1, Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Khoản 4 Điều 37 Luật cư trú 2020 thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm:

Đối với trường hợp là cá nhân:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP, Mẫu số 04/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1);
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Giấy ủy quyền nếu cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

(Từ ngày 1/7/2021, thành phần hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không còn sổ hộ khẩu đối với công dân Việt Nam và không còn thẻ thường trú hoặc tạm trú đối với người nước ngoài)

Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội:

Để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

5. Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1

Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

  • Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây (Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp):
  • Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
  • Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện (ủy quyền không có văn bản hoặc không thuộc trường hợp được xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp);
  • Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Nếu hồ sơ hợp lệ, yêu cầu cấp đúng thẩm quyền…, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ (Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp).

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian đi lại công dân có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp online bằng cách truy cập website https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh.html

Chọn Tỉnh/ Thành phố. Sau khi tiến hành đăng nhập hệ thống sẽ tự động chuyển về Cổng thông tin địa phương mà công dân đã chọn, công dân làm theo hướng dẫn trên Cổng thông tin để khai hồ sơ.

6. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp quy định về nội dung Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 cụ thể như sau:

“1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Vì vậy, theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp thì nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm thông tin về nhân thân, tình trạng án tích và thông tin về đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân, chỉ được cung cấp trong trường hợp cá nhân có yêu cầu hoặc cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon