Bóng đá, còn được gọi là ” môn thể thao vua” là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trò chơi này không chỉ thu hút hàng tỷ người hâm mộ mà còn trở thành một phần quan trọng của văn hóa và cuộc sống hàng ngày ở nhiều quốc gia. Bóng đá có nguồn gốc từ các trò chơi cổ đại, nhưng luật lệ hiện đại được hình thành vào thế kỷ 19 tại Anh. Không chỉ đơn thuần là một môn thể thao mà Bóng đá còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, sự cống hiến và niềm đam mê. Các giải đấu lớn như World Cup, UEFA Champions League hay các giải vô địch quốc gia luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ toàn cầu. Luật bóng đá sân 11 người do Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) quy định, là hệ thống các quy tắc chuẩn hóa để tổ chức và điều hành các trận đấu bóng đá trên sân lớn. Luật này bao gồm các quy định về số lượng cầu thủ, kích thước sân, cách tính điểm và các vấn đề xử lý trong trận đấu. Bóng đá ở Việt Nam cũng không phải ngoại lê, Luật bóng đá sân 11 người được quy định cụ thể trong Quyết định 982-QĐ/UBTDTT về việc ban hành luật bóng đá của Ủy ban thể dục thể thao Việt Nam. Cụ thể, bao gồm 17 Luật và phụ lục bổ sung.
1. Luật bóng đá sân 11 người
Luật 1. Sân thi đấu
Trận đấu có thể diễn ra trên sân cỏ tự nhiên hoặc sân cỏ nhân tạo, tuân theo quy định của điều lệ giải. Sân cỏ nhân tạo cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của FIFA hoặc tiêu chuẩn quốc tế, và trong trường hợp đặc biệt, cần có sự cho phép từ FIFA.
Kích thước: Sân thi đấu hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang.
Chiều dài: | Tối thiểu:
Tối đa: |
90m
120m |
Chiều rộng: | Tối thiểu:
Tối đa: |
45m
90m |
Sân thi đấu quốc tế:
Chiều dài: | Tối thiểu:
Tối đa: |
100m
110m |
Chiều rộng: | Tối thiểu:
Tối đa: |
64m
75m |
Các đường giới hạn:
Các đường giới hạn trên sân bóng đá bao gồm đường biên dọc và đường biên ngang. Đường biên dọc dài hơn theo chiều dọc sân, trong khi đường biên ngang ngắn hơn theo chiều ngang sân. Cả hai đường giới hạn không rộng hơn 12cm. Ngoài ra, có đường giữa sân chia sân thành hai phần bằng nhau, với một đường tròn giữa sân có bán kính 9m15 tại tâm sân.
Các khu vực trên sân: Khu cầu môn trên sân bóng đá được xác định bởi các đoạn thẳng song song từ cột dọc 5m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân. Khu phạt đền cũng được xác định bởi các đoạn thẳng từ cột dọc 16m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân. Trong mỗi khu phạt đền, có một điểm phạt đền được đánh dấu rõ ràng, và cầu thủ thực hiện quả phạt 11m từ đó.
Ngoài ra trên sân còn có: Cột cờ góc và cung phạt góc
Cầu môn: Cầu môn trong bóng đá được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với đường biên ngang, cách nhau 7m32 và nối với nhau bằng xà ngang. Cột dọc và xà ngang không quá 12cm rộng, lưới được mắc chắc chắn và căng thích hợp để không gây cản trở cho thủ môn. Chất liệu lưới phải là sợi vải, sợi đay hoặc sợi nylon, và cột dọc, xà ngang phải được sơn màu trắng.
Luật 2. Bóng
Kết cấu:
– Bóng hình cầu.
– Vỏ ngoài bằng da hoặc chất liệu khác được công nhận.
– Chu vi không được lớn hơn 70cm và không được nhỏ hơn 68cm.
– Trọng lượng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 450gr và không được nhẹ hơn 410gr.
– Áp suất từ 0,6 đến 1,1 átmốtphe.
Trường hợp bóng hỏng hoặc nổ, trọng tài có quyền dừng trận đấu để thay bóng và cho bắt đầu tiếp tục trận đấu.
Luật 3. Số lượng cầu thủ
Trong một trận đấu phải có 2 đội. Mỗi đội có tối đa 11 người trong đó có 1 thủ môn. Trận đấu không được thực hiện nếu một trong 2 đội không còn đủ 7 cầu thủ.
Tùy vào quy định của Điều lệ giải mà số lượng cầu thù dự bị có thể được đăng ký từ 3 -7 cầu thủ. Danh sách cầu thủ dự bị phải được thông báo với trọng tài thứ 4 trước khi trận đấu bắt đầu. Cầu thủ dự bị không đăng ký không được phép tham gia trận đấu.
Quy định về việc thay thế cầu thủ: Việc thay thế cầu thủ phải được thông báo trước với trọng tài; Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay thế đã ra khỏi sân, đồng thời phải có sự cho phép của trọng tài chính; Cầu thủ đã thay ra không còn được phép tham gia trận đấu.
Các trường hợp vi phạm về việc thay thế cầu thủ có thể bị trọng tài phạt cảnh cáo hoặc phạt thẻ vàng tùy vào mức độ.
Luật 4. Trang phục cầu thủ
An toàn: Cầu thủ không được mang đồ gây nguy hiểm (như trang sức).
Trang phục cơ bản: Bao gồm: áo thi đấu, quần đùi (quần giữ ấm phải cùng màu), tất dài, bó ống chân và giày. Không thể mặc áo liền quần hay áo lót có trong quảng cáo hoặc biểu tượng.
Bọc ống chân: Phải được bọc kín, làm từ chất liệu an toàn (cao su, nhựa), có khả năng bảo vệ tốt.
Trang phục thủ môn: Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài.
Luật 5. Trọng tài
Trọng tài là người kiểm soát và điều hành mọi diễn biến của trận đấu.
Những quyết định của trọng tài trong trận đấu là quyết định cuối cùng.
Trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình nếu nhận thấy quyết định đó thiếu chính xác hoặc xử lý theo nhận định của trợ lý khi trận đấu chưa bắt đầu lại hoặc chưa chấm dứt.
Luật 6. Trợ lý trọng tài
Mỗi trận đấu phải có 2 trợ lý, tùy thuộc vào quyết định của trọng tài, Trợ lý trọng tài có trách nhiệm giúp trọng tài điều hành trận đấu theo luật, trợ lý trọng tài có những quyết định không chính xác, thể hiện năng lực yếu kém có thể bị trọng tài thay thế.
Luật 7. Thời gian trận đấu
Thời gian trận đấu: Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu.
Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp: Thời gian nghỉ không quá 15 phút. Điều kiện giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp. Thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu có sự đồng ý của trọng tài.
Bù thời gian: Tùy thuộc vào những tình huống xảy ra trong trận đấu mà Trọng tài là người quyết định số thời gian được bù thêm cho mỗi hiệp đấu.
Đá phạt đền: Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, có đội bóng được hưởng quả phạt đền thì hiệp đấu đó phải được kéo dài thêm để đá xong quả phạt đó.
Hiệp phụ: Điều lệ thi đấu phải quy định thời gian thi đấu của mỗi hiệp phụ. Việc đá thêm hiệp phụ được quy định rõ ở Luật 8.
Trận đấu bị đình chỉ: Trận đấu bị đình chỉ được tổ chức lại nếu được quy định trong điều lệ giải.
Luật 8. Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu
Mở đầu trận đấu, Trọng tài sẽ tung đồng tiền để xác định đội thắng có quyền chọn cầu môn nào mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu. Đội bạn sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu. Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2. Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu 2 đội đổi sân và như vậy hướng tấn công của từng đội sẽ ngược lại với hiệp một.
Quả giao bóng: Thực hiện quả giao bóng là một hình thức bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu.
Luật 9. Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
Bóng ngoài cuộc khi: Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không hoặc Trọng tài thổi còi dừng trận đấu.
Bóng trong cuộc khi: Bóng được coi là trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp: Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc hoặc Bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân.
Luật 10. Bàn thắng hợp lệ
Bàn thắng hợp lệ: Bàn thắng hợp lệ khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang nếu trước đó không có xảy ra những vi phạm nào về luật.
Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà.
Luật 11. Việt vị
Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị khi: Ở gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2.
Cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi việt vị nào, trọng tài đều cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi.
Luật 12. Lỗi và hành vi khiếm nhã
Lỗi phạt trực tiếp:
Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm một trong các lỗi mà theo nhận định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng sức mạnh một cách thô bạo.
Quả phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.
Phạt đền:
Cầu thủ vi phạm bất kỳ một trong các lỗi phạt trực tiếp trong khu vực phạt đền của đội mình, không kể bóng đang ở đâu nhưng trong cuộc – sẽ bị phạt quả phạt đền.
Phạt gián tiếp:
Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm lỗi sẽ bị phạt quả gián tiếp.
Quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.
Xử phạt kỷ luật: Thẻ vàng, thẻ đỏ chỉ sử dụng để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu với cầu thủ đang thi đấu hoặc cầu thủ dự bị trong khu vực kỹ thuật mà thôi.
Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật và kể cả khu vực sát gần sân thi đấu.
Luật 13. Những quả phạt
Quả phạt gồm: Quả phạt trực tiếp và gián tiếp.
Khi thực hiện các quả phạt, bóng phải được đặt “chết” tại chỗ, cầu thủ đá phạt không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác.
Luật 14. Quả phạt đền
Đội bóng có cầu thủ phạm một trong 10 lỗi phạt trực tiếp mà vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền.
Từ quả phạt đền, bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ.
Khi có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.
Luật 15. Ném biên
Ném biên là hình thức bắt đầu lại trận đấu. Từ quả ném biên trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận.
Được thực hiện quả ném biên khi: Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc trên không, đối phương của cầu thủ chạm bóng cuối cùng được quyền thực hiện quả ném biên.
Luật 16. Quả phát bóng
Quả phát bóng là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Từ quả phát bóng trực tiếp vào cầu môn đội đối phương, bàn thắng được công nhận.
Quả phát bóng được thực hiện khi: Bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội tấn công.
Luật 17. Quả phạt góc
Quả phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Bóng từ quả phạt góc trực tiếp vào cầu môn đội đối phương bàn thắng được công nhận.
Quả phạt góc được thực hiện khi: Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự.
2. Bóng đá ở Việt Nam
Bóng đá là môn thể thao vua tại Việt Nam, thu hút hàng triệu người hâm mộ trên khắp đất nước. Từ các trận đấu giải trẻ cho đến các giải đấu chuyên nghiệp như V.League, bóng đá luôn là đề tài nóng bỏng được bàn luận và theo dõi mỗi ngày. Các CLB nổi tiếng như CLB Hà Nội, CLB TP.HCM, CLB Viettel đều có lịch thi đấu sôi động, thu hút sự quan tâm của người hâm mộ.
Đội tuyển bóng đá Quốc gia cũng là niềm tự hào của người Việt, với những thành tích ấn tượng trong khu vực và quốc tế. Đơn cử, Việt Nam từng tạo nên cơn địa chấn tại Thường Châu, Trung Quốc khi vô địch AFF Cup vào năm 2018, mở ra một kỷ nguyên mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt mới đây, Đội tuyển Việt Nam lại một lần nữa, đã xuất sắc giành chức vô địch AFF Cup 2024 sau chiến thắng ấn tượng trước Thái Lan. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử đội tuyển lên ngôi vô địch, mở ra một kỷ nguyên mới cho bóng đá Việt Nam.
Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của bóng đá, ngày càng có nhiều cầu thủ trẻ tài năng nổi lên, góp phần làm cho bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với tình yêu và niềm đam mê dành cho môn thể thao này, bóng đá Việt Nam hứa hẹn sẽ còn phát triển và vươn xa hơn trong tương lai.