Ngày Trái đất là ngày vận động toàn cầu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Thông thường, ngày này là thời gian mọi người thực hiện một hay nhiều hành động chung nào đó với hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhưng mục đích và hành động cụ thể của Ngày Trái Đất là gì? Lịch sử và ý nghĩa của nó như thế nào? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Ngày Trái đất là gì?
Ngày Trái Đất là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động trong các phong trào bảo vệ môi trường trên toàn thế giới, do Liên hợp quốc phát động, được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm ngăn chặn các thảm họa do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.
2. Hưởng ứng Ngày Trái Đất như thế nào?
Ngày Trái Đất ra đời với thông điệp chính là bảo vệ môi trường, giữ màu xanh cho Trái Đất. Để hưởng ứng ngày thì cách làm thiết thực nhất là chính là sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường, thực hiện trồng cây xanh, hạn chế sử dụng những vật dụng có chất liệu khó phân hủy hay xử lý chất thải đúng cách…
Bảo vệ môi trường không phải bảo vệ ai khác mà chính là bảo vệ chính sức khỏe của chính mình. Chính vì thế, việc bảo vệ môi trường không phải là việc làm cho xã hội mà cho chính bạn và gia đình bạn. Nếu bạn không thể trồng rừng bạn có thể chọn cách sử dụng rừng.
Trồng rừng không nhất thiết phải là ươm mầm cây mà là cách sử dụng tài nguyên rừng cho hợp lý. Các sản phẩm sử dụng tài nguyên rừng nhiều nhất có thể nói là ngành nội thất gỗ. Nếu bạn là đơn vị sản xuất thì hãy biết khai thác một cách hợp lý. Nếu bạn là người tiêu dùng nội thất thì hãy là người tiêu dùng thông minh, chọn những nơi cung cấp nội thất đề cao ý thức bảo vệ môi trường để bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất. Ai cũng có thể hành động vì môi trường bằng nhiều cách khác nhau. Hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta bạn nhé.
Một số hoạt động của ngày Trái Đất:
- Dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố, khu vui chơi công cộng, vệ sinh ao hồ, kênh mương,…
- Trồng thật nhiều cây xanh và rau hữu cơ
- Không sử dụng túi nilon hay chai nhựa
- Tận dụng từ căn bếp để ủ phân bón
- Tận dụng ánh sáng mặt trời, chọn thiết bị tiết kiệm điện năng, tắt hết thiết bị điện khi không sử dụng.
- Đi lại bằng phương tiện công cộng hoặc xe đạp
- Ăn thực phẩm đúng mùa, nuôi trồng ngay tại nơi mình sinh sống
- Giảm tiêu thụ thịt để hạn chế khí nhà kính từ ngành chăn nuôi
- Lấy hóa đơn điện tử thay vì lấy hóa đơn giấy
- Đọc trên thiết bị số thay vì in tài liệu ra giấy
- Hội họp trực tuyến
- Viết bài tuyên truyền Ngày Trái Đất
- Sử dụng ít nước hơn
- Mua lại đồ cũ còn dùng được
3. Lịch sử và ý nghĩa của Ngày Trái đất
3.1. Lịch sử ra đời ngày Trái đất
Ngày Trái đất (Earth Day – ED) được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21/03/1970.
Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.
Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.
Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”.
Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.
Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.
Năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận.
3.2. Ý nghĩa ngày Trái đất
Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân cùng ý thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Nó được ra đời là để tôn vinh, yêu thương và nâng niu hành tinh sống của chúng ta. Đây là ngày mà dù công việc có bận rộn thế nào, mọi người cũng tạm gác lại mọi công việc riêng tư để tham gia các chiến dịch ý nghĩa bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Hiểu thêm về ngày này để hưởng ứng tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước trên toàn Thế Giới.