Sinh viên luật có nên đi thực tập, học việc?

sinh-vien-luat-co-nen-di-thuc-tap-hoc-viec

Đối với sinh viên đại học, thực tập là yếu tố bắt buộc để được xét tốt nghiệp. Thông thường, sinh viên sẽ bắt đầu thời gian thực tập của mình vào khoảng thời gian cuối năm ba đến năm tư. Vậy việc thực tập trong giai đoạn bắt buộc của trường liệu đã đủ? Có rất nhiều bạn sinh viên Luật đến nay vẫn đang thắc mắc rằng, mình học giỏi rồi mình có nên đi thực tập, học việc thêm hay không? Hay là mình có nên dành thời gian rảnh của mình để đi học việc hay không?

Vậy hãy cùng Luật Dương Gia tư vấn cho các bạn những nội dung liên quan đến việc “Sinh viên luật có nên đi thực tập, học việc?”  hay không nhé, chúng tôi rất vui khi bài viết này có thể giúp ích cho các bạn sinh viên đang theo ngành luật hay là các cử nhận luật sắp sửa ra trường hoặc đã ra trường và có mong muốn được đi theo nghề luật….

1. Sinh viên luật có nên đi thực tập, học việc hay không?

Mục đích của việc đi thực tập, học việc là giúp cho các bạn sinh viên Luật cọ sát với môi trường làm việc thực tế trước khi tốt nghiệp và bước vào môi trường làm việc chính thức. Bởi lẽ, nhưng kiến thức thầy cô giảng dạy trên trường thực chất chỉ là những kiến thức pháp luật sơ khai, là nền tảng cho bạn bước vào đời, một điều mà người làm luật cần phải có đó không chỉ là một con người đáp ứng được các chuẩn mực mà cần phải có kiến thức, kỹ năng, lập luận tranh chấp, suy luận và cả kinh nghiệm.

Có thể nói, một người làm luật lâu dài hơn một người mới ra trường ở kinh nghiệm thực tiễn, một người cho dù có ngồi trên ghế nhà trường – đại học có giỏi đến đâu thì cũng không thể bước vào con đường làm luật chuyên nghiệp và có thể làm lâu dài khi chưa từng tiếp xúc công việc thực tế.

Bởi người được trải nghiệm thực tế các vụ án, xử lý và vận dụng các kiến thức pháp luật và thực tế, sẽ hơn người mới bắt đầu bước vào con đường làm luật. Họ có khả năng lập luận, soạn thảo văn bản, các quyết định mà trên ghế nhà trường chỉ nói về mặt lý thuyết, thực chất các văn bản của vụ việc đòi hỏi tính chính xác và phải chịu trách nhiệm, tính rủi ro cao.

Vì vậy, chúng ta ngoài phải có kiến thức, đạo đức tư duy thì cần phải có kinh nghiệm làm việc, cần phải được trải nghiệm thực tế.

– Nếu các bạn hỏi: “Sinh viên luật có nên đi thực tập, học việc?” hay không, thì chúng tôi xin nói rằng việc một sinh viên luật đi thực tập, học việc là một điều cần thiết nếu bạn muốn  tích lũy kinh nghiệm. Bởi lẽ, không một Công ty nào trả lương cho các bạn khi các bạn “chưa có gì” trong tay. Thông qua khoảng thời gian học việc các bạn có thể được những luật sư, anh/chị nơi bạn đến thực tập, học việc tạo điều kiện cho tiếp cận với các văn bản các sự việc thực tế, hướng dẫn cho các bạn các cách thức soạn thảo đơn từ mà ghế nhà trường chưa bao giờ đề cập đến, tạo cho bạn các thoái quen cũng nhưng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Ngoài ra, việc các bạn đi thực tập sẽ giúp cho các bạn định hướng được con đường tương lai của mình vì:

Thực tế có rất nhiều bạn sinh viên học luật nhưng vẫn đang còn hoang mang về công việc tương lai, vì vậy thực tập là cơ hội để các bạn được cọ xát với công việc thực tế, trải nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp để có cái nhìn khách quan và chính xác nhất rằng mình có phù hợp, yêu thích với công việc mà mình đã định hướng cho tương lai hay không. Đôi khi các bạn học lý thuyết trên giảng đường thấy các văn bản pháp luật nhiều điều khoản, khô khan, khó hiểu, các bạn cảm thấy không phù hợp, nhưng khi đi thực tập lại thấy mình rất thích ngành nghề này, nó năng động, tư duy và thú vị hơn các bạn nghĩ. Hoặc là khi đi học các bạn thấy còn mơ hồ về công việc tương lai, còn khi đi thực tập rồi thì các bạn có thể vạch ra định hướng, con đường tốt nhất cho tương lai của mình.

2. Sinh viên luật có thể thực tập, học việc ở đâu?

Luật được xếp vào ngành học “hot” có lượng sinh viên theo học cao nhất hiện nay. Sinh viên luật ở năm cuối hoặc vừa mới tốt nghiệp có nhiều cơ hội thực tập khác nhau tùy theo từng ngành học mà mình lựa chọn. Và cũng tùy vào mục tiêu nghề nghiệp của riêng mỗi người mà có những lựa chọn nơi thực tập phù hợp. Đây là giai đoạn tạo nền tảng, tích lũy kiến thức, kỹ năng để làm việc hiệu quả hơn sau này.

  • Sinh viên luật thực tập, học việc tại cơ quan nhà nước

Đây là địa điểm thực tập, học việc phù hợp với các bạn sinh viên luật có định hướng làm nhà nước. Các bạn có thể lựa chọn một số địa điểm như: Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cục thi hành án các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, sở tư pháp, chi cục thuế,…

  • Sinh viên luật thực tập tại các tổ chức – doanh nghiệp

Để tham gia thực tập, học việc tại các tổ chức doanh nghiệp, sinh viên cần tham gia các cuộc phỏng vấn tại đây. Có 2 loại hình sinh viên có thể lựa chọn như:

  • Các tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: công ty luật, văn phòng luật
  • Các doanh nghiệp, tổ chức có phòng pháp chế, nhân sự như ngân hàng, các tập đoàn lớn,…

Như vậy bạn không cần quá lo lắng về vấn đề Sinh viên luật thực tập, học việc ở đâu nữa. Bởi vì hiện tại có khá nhiều cơ hội cho bạn chỉ cần bạn đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực đều dễ dàng xin thực tập ở nơi mình mong muốn.

3. Một số kinh nghiệm khi đi thực tập, học việc ngành luật

Ngành luật là một ngành học đặc trưng cần cả kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Có như vậy sinh viên sau khi ra trường mới có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của công việc. Đồng thời cũng sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội công việc nào cho bản thân mình.

Có khá nhiều bạn trong quá trình học tập sẽ có những băn khoăn về tương lai công việc của mình sau này. Liệu sinh viên ngành luật ra trường làm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, thu nhập thế nào,… Vì vậy ngay từ lúc đang còn trên giảng đường hãy cố gắng tạo cho mình một tiền đề kiến thức và kỹ năng thật tốt. Đừng đợi tới khi nhà trường lên lịch thực tập mà có thể chủ động xin thực tập trước tại các đơn vị, doanh nghiệp phù hợp. Hãy tận dụng cơ hội thực tập của bản thân ngay từ những năm học đầu tiên. Điều này không chỉ giúp bản thân bạn có thêm thời gian để định hướng con đường phát triển của mình. Mà còn giúp bạn tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm.

4. Cách tìm nơi thực tập, học việc ngành luật

Sinh viên luật thực tập, học việc ở đâu chắc chắn không còn là vấn đề băn khoăn nữa. Thế nhưng cách để tìm và lựa chọn được một nơi thực tập đơn giản và phù hợp lại trở thành vấn đề tiếp theo được quan tâm. Thực tế có rất nhiều kênh, phương tiện để sinh viên tìm hiểu và lựa chọn nơi thực tập cho mình. Cụ thể bao gồm 5 kênh phổ biến sau:

  • Thông tin từ nhà trường: Mỗi trường đại học đều sẽ có một trang web hay một group hỗ trợ thực tập – việc làm cho sinh viên. Việc của các bạn là thường xuyên cập nhật các thông tin được thông báo để không bỏ lỡ cơ hội nào mà trường tạo điều kiện cho sinh viên của mình.
  • Thông tin từ người thân, những người xung quanh. Bạn có thể hỏi han, tham khảo các đơn vị công tác của bố mẹ hay anh chị em trong nhà, người thân quen. Dù đó là cơ quan nhà nước hay một đơn vị doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng tuyển thực tập sinh.
  • Thông qua bạn bè, các anh chị cùng ngành ở các khóa trên. Trong quá trình học tập tại giảng đường đại học, bạn dễ dàng quen biết các anh chị cùng ngành đã tốt nghiệp đi làm. Họ dễ dàng nắm được các thông tin tuyển thực tập tại nơi mình đang công tác, sinh sống.
  • Website của cơ quan, công ty bạn quan tâm: Hiện nay có khá nhiều công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh ở nhiều vị trí, trong đó có luật. Bạn nên theo dõi thường xuyên các trang tuyển dụng của họ để nắm bắt kịp thời các thông tin mới.
  • Các trang tuyển dụng trung gian trên mạng: Có khá nhiều trang tuyển dụng dịch vụ, họ sẽ giúp bạn tìm kiếm các nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.

Với những cách tìm kiếm này, chắc chắn bạn dễ dàng tìm được một nơi thực tập phù hợp cho bản thân mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Hãy cố gắng tận dụng tối đa các nguồn thông tin trên để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội thực tập nào nhé!

Như vậy trên đây chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề “Sinh viên luật có nên đi thực tập, học việc?”, sinh viên luật thực tập ở đâu cũng như các kinh nghiệm thực tập và các lựa chọn nơi thực tập. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các bạn đang theo học ngành luật hoặc dự định tham gia tuyển sinh ngành luật. Luật Dương Gia chúc các bạn thành công!

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon