Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới

phan-biet-nghia-vu-rieng-re-va-nghia-vu-lien-doi

Trong các giao dịch dân sự, việc xác định rõ ràng nghĩa vụ của các bên là vô cùng quan trọng. Một trong những khía cạnh cần lưu ý là sự phân biệt giữa nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới. Hai loại nghĩa vụ này có những đặc điểm và những quy định pháp luật khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ riêng đới, giúp người đọc hiểu rõ và áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự.

1. Phân biệt giữa nghĩa vụ riêng lẽ với nghĩa vụ liên đới

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể ( sau đây là gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác ( sau đây gọi chung là bên có quyền).

Cả nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới đều là yêu cầu được quy định trong pháp luật dân sự và đều áp dụng khi có nhiều đối tượng liên quan, dựa trên thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên giữa hai loại này vẫn có những điểm khác biệt nhất định.

 * Khái niệm:

– Nghĩa vụ riêng rẽ: là nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ nào đó và mỗi người trong số họ có phần nghĩa vụ nhất định và nghĩa vụ từng người là riêng rẽ, có nghĩa là mồi người chỉ cần thực hiện phần nghĩa vụ của mình với bên có quyền.

Ví dụ: Một nhóm bạn A, B, C cùng vay ngân hàng 900 triệu đồng. Mỗi người vay 300 triệu đồng. Khi đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ riêng rẽ tức là ai vay bao nhiêu trả nợ bấy nhiêu, chỉ chịu trách nhiệm với khoảng nợ của mình, thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì nghĩa vụ đó chấm dứt.

– Nghĩa vụ liên đới: là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện .Theo đó, bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, ở đây có tính chất bù trừ nghĩa vụ cho nhau.

Ví dụ: B, C cùng vay A là 900 triệu đồng. theo hợp đồng vay tiền thì B và C cùng phải trả lại cho A là 900 triệu đồng theo hợp đồng. Đến thời điểm, A có thể đòi bất kỳ B hoặc C trả toàn bộ số tiền là 900 triệu đồng. Sau đó được người đã trả tiền cho A có thể yêu cầu người còn lại hoàn trả số tiền đã vay của người đó cho mình.

* Đặc điểm:

– Đối với nghĩa vụ riêng rẽ có những đặc điểm sau:

Mỗi một người chỉ thực hiện phần nghĩa vụ của riêng mình hoặc mỗi người trong số những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho riêng phần quyền của mình.

Bản chất của loại nghĩa vụ này là giữa những người có nghĩa vụ không có sự liên quan đến nhau, và giữa những người có quyền thực hiện quyền cũng không liên quan đến nhau.

Khi người nào thực hiện xong nghĩa vụ của mình, quan hệ giữa người đó với người có quyền sẽ chấm dứt, phần nghĩa vụ của người khác chưa thực hiện cũng không liên quan đến họ. Người có quyền trong trường hợp này cũng không thể yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của những người còn lại.

– Đối với nghĩa vụ liên đới có những đặc điểm sau:

Bên có quyền yêu cầu bất kỳ người nào trong số những người có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ toàn bộ nghĩa vụ, bao gồm cả nghĩa vụ của người này và nghĩa vụ của những người còn lại. Khi người này thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đầy đủ, nghĩa vụ của những người còn lại chấm dứt và phát sinh nghĩa vụ hoàn lại.

Khi một người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới, họ có quyền yêu cầu những người còn lại hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ. Nói cách khác, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sẽ được chuyển giao cho một người do bên có quyền yêu cầu lựa chọn. Sau đó, người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có quyền đòi lại phần chi trả từ những người còn lại.

Mặc dù mang tính chất liên đới, người nào đó đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong nghĩa vụ đó cần được xác định rõ ràng. Việc này giúp xác định phần hoàn trả cho mỗi người khi phát sinh quan hệ hoàn lại sau này.

Ngoài ra, khi chủ thể mang quyền chỉ định một người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, sau đó miễn cho người này thì những người có nghĩa vụ còn lại cũng được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

Tuy nhiên, nếu người có quyền chỉ miễn thực hiện nghĩa vụ cho một trong những người có nghĩa vụ liên đới, những người còn lại vẫn phải tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ. Đồng thời khi có nhiều người cùng quyền, bất kỳ ai trong số họ đều có thể yêu cầu thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

* Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ:

– Đối với nghĩa vụ riêng rẽ phát sinh theo thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận, và cũng không thuộc trường hợp là liên đới thì là nghĩa vụ riêng rẽ.

– Đối với nghĩa vụ liên đới thì phát sinh theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do pháp luật quy định chẳng hạn như: bồi thường thiệt hại do người cùng gây ra, trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại, theo đó trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau.

2. Các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới

Theo Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp cụ thể chịu trách nhiệm liên đới, có thể thấy nghĩa vụ dân sự liên đới phát sinh từ các căn cứ sau:

– Thứ nhất: Hợp đồng:

Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. do các chủ thể trong quan hệ dân sự có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau nên pháp luật dân sự lấy sự tự thỏa thuận của các bên làm nguyên tắc điều chỉnh. Trường hợp trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ về việc nghĩa vụ sẽ được liên đới thực hiện thì phải liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.

– Thứ hai: Hành vi pháp lý đơn phương ;

– Thứ ba: Thực hiện công việc không có ủy ;

– Thứ tư: Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

– Thứ năm: Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

– Thứ sáu: Các căn cứ khác do pháp luật quy định cụ thể.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có thể thấy căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới có thể thông qua sáu trường hợp cụ thể sau đây: Hợp đồng, Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và các căn cứ khác do pháp luật quy định. Nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh dựa trên các căn cứ cụ thể nêu trên. Trong các trường hợp khác thì nghĩa vụ liên đới không phát sinh.

Nghĩa vụ riêng đới và nghĩa vụ riêng rẽ là hai loại nghĩa vụ khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Việc phân biệt hai loại nghĩa vụ này rất quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên trong một giao dịch hoặc trong trường hợp xảy ra thiệt hại.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon