Luật Doanh nghiệp quy định rõ ràng về các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Những quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng. Việc hiểu và tuân thủ các hành vi bị nghiêm cấm là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.
Căn cứ pháp lý:
1. Các đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Căn cứ Điều 2 Luật Doanh nghiệp năm 2020, các đối tượng áp dụng là:
- Doanh nghiệp
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp
2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan liên quan
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020 gồm:
- Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Tùy từng trường hợp thành lập, tổ chức quản lý hay tổ chức lại, giải thể mà Luật Doanh nghiệp quy định những giấy tờ liên quan để thực hiện thủ tục đó. Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan liên quan không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp cung cấp những giấy tờ khác trái với quy định của Luật này. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 17.
- Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp đã quy định cụ thể thời gian, trình tự các thủ tục, vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, các hồ sơ hợp lệ phải được các cơ quan xử lý đúng thời hạn, trường hợp từ chối phải ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hoặc có thông báo hướng dẫn, không được có các hành vi như gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông trong Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc bất kỳ cơ quan có liên quan khác không được phép ngăn cản các chủ thể này thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ như:
– Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
– Quyền và nghĩa vụ về góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp
Dựa theo Điều 16 Luật Doanh nghiệp năm 2020, các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp là:
- Không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh
Căn cứ Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, Đối với các hành vi tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm.
Đối với hành vi Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm dừng của cơ quan đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể bị xử phạt về “Vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” theo Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:
“1.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.
3.Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”
Về kê khai khống vốn điều lệ , Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
“Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;”
Như vậy, đối với việc công ty khai khống vốn điều lệ hoặc không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký. Khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi này, công ty sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.
Đối với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, buộc định giá lại tài sản đăng ký góp vốn và điều chỉnh vốn điều lệ phù hợp với thực tế.
- Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động
Các ngành nghề cấp đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm các ngành nghề sau:
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành, nghề được tiếp cận thì trường và hạn chế tiếp cận thi trường nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2020
Điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề này chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện được thể hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Mức phạt:
Theo Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực 15/10/2020) quy định về hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Như vậy, đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh phạt tiền tối đa 80 triệu đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tối đa là 160 triệu đồng (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
- Hành vi lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố
Doanh nghiệp thực hiện hành vi lừa đảo có thể hiểu là hành vi lừa đối khách hàng, có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu đủ căn cứ quy định về “Tội lừa dối khách hàng” mức phạt có thể từ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015
Đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi rửa tiền có thể cấu thành “Tội rửa tiền” đã được Bộ Luật hình sự 2015 quy định cụ thể tại Điều 324. Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm, khung hình phạt đối pháp nhân thì có thể bị phạt số tiền lên đến 5.000.000.000 cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.