Các trường hợp không được tha tù trước thời hạn

cac-truong-hop-khong-duoc-tha-tu-truoc-thoi-han

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định thể hiện sự khoan hồng của nhà nước, của pháp luật đối với người phạm tội. Khuyến khích người chấp hành án phạt tù cải tạo tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan để sớm được tha tù, hòa nhập với cộng đồng.

Đồng thời cũng làm giảm áp lực (quá tải) đối với các cơ sở giam giữ. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng được tha tù trước thời hạn. Trong bài viết dưới đây sẽ phân tích các trường hợp không được áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện và hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

1. Các trường hợp không được áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện

Các trường hợp không được áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện (nêu trên) là trường hợp người phạm tội đã thực hiện các tội mà qua đó thể hiện tư tưởng chống đối hoặc bản chất hung hãn, tham lam, vụ lợi của người phạm tội. Đây là những đặc điểm nhân cách xấu, khó thay đổi của người phạm tội. Vì vậy, việc tha tù sớm (trước thời hạn) cho người phạm tội khi họ chưa có đủ thời gian rèn luyện, chưa đủ thời gian để thay đổi hẳn hoặc chưa chứng tỏ được sự thay đổi hẳn những phẩm chất xấu trong con người họ thì việc tha tù trước thời hạn đối với người phạm tội có thể gây nguy hiểm cho xã hội.

– Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS 2015[1]:  Đây là những trường hợp mà người phạm tội đã một lần được hưởng chính sách nhân đạo của luật hình sự, vì vậy, họ không thể tiếp tục được hưởng chính sách nhân đạo thêm một lần nữa. Điều này đảm bảo sự công bằng trong việc xử lý đối với mọi người phạm tội.

Thứ ba, các nghĩa vụ mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện trong thời gian thử thách và hậu quả pháp lý của việc người đó vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 BLHS 2015, “…Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách…”. Tuy nhiên, Điều 66 cũng như trong toàn bộ BLHS 2015 đều không có điều khoản nào quy định cụ thể “nghĩa vụ” của người được tha tù trước thời hạn phải thực hiện, trong khi đó, quy định về án treo tại Điều 65 BLHS 2015 có quy định: “…Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự”[2].

Trong Luật thi hành án hình sự năm 2010, tại Điều 64 có quy định về các nghĩa vụ trong thời gian thử thách của người được hưởng án treo mà không có quy định nào cho trường hợp được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, thì Luật thi hành án hình sự năm 2010 cần sớm được sửa đổi, bổ sung để bổ sung quy định về nghĩa vụ mà người được tha tù trước thời hạn phải thực hiện trong thời gia thủ thách.

Nếu các nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tương tự các nghĩa vụ trong thời gian thử thách của người được hưởng án treo, thì Điều 66 BLHS 2015 cũng cần được sửa đôi, bổ sung để bổ sung quy định mang tính chỉ dẫn là: “… nguời được tha tù trước thời hạn có điều kiện  phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách tương tự người được hưởng án treo và được quy định tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự”[3].

2. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện

Về hậu quả pháp lý của việc người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ, bị xử phạt do vi phạm luật hành chinh hoặc phạm tội mới trong thời gian thử thách.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 66 BLHS 2015: “Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.

Như vậy, trong thời gian thủ thách người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ có ba trường hợp sau:

– Một là, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên trong thời gian thử thách. Thực hiện các nghĩa vụ là yêu cầu bắt buộc đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đồng thời qua đó thể hiện sự hối cải, khả năng tự cải tạo, sự tích cực và tiến bộ của người phạm tội trong việc cải tạo, giáo dục của bản thân họ. Vì vậy, việc họ cố ý vi phạm nghĩa vụ hai lần trở lên như: không thực hiện nghĩa vụ công dân; không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục;

Không nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục theo quy định… cũng thể hiện người này có ý thức cải tạo giáo dục không tốt; kết quả giáo dục cải tạo khó đạt được nếu để người này được tự do cải tạo. Vì vậy, đối với trường hợp này, tuỳ trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

– Hai là, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần trở lên trong thời gian thử thách. Tương tự trường hợp trên, chấp hành pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện càng phải chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh hơn người khác. Vậy mà họ lại vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần trở lên trong thời gian thử thách. Điều này không chỉ thể hiện thái độ cải tạo không tốt của người phạm tội mà còn làm cho cơ quan có thẩm quyền hoài nghi về khả năng tự cải tạo, giáo dục của họ. Vì vậy, Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

– Ba là, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện lại thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước.

Trong thời gian thử thách, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có nghĩa vụ phải chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, vậy mà họ lại phạm tội mới. Điều này không chỉ thể hiện ý thức cải tạo kém mà còn thể hiện họ không có khả năng tự cải tạo. Vì vậy, đối với trường hợp này, người phạm tội bị buộc phải chấp hành phần hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước (theo quy định tại Điều 56 BLHS 2015). Tuy nhiên, “tội mới” trong trường hợp này cũng phải được xác định bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật”[4]./.

[1] Khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 quy định: “Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”

[2] Xem: Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010

[3] Chúng tôi cho rằng nghĩa vụ mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện trong thời gian thử thách cũng tương tự nghĩa vụ người được hưởng án treo phải thực hiện trong thời gian thử thách. Bởi vì, hai trường hợp này có nhiều điểm chung là người phạm tội đều được tự do cải tạo với sự giúp đỡ của gia đình và xã hội, chịu sự giám sát giáo dục của cơ quan có thẩm quyền, phải báo cáo định kỳ (03 tháng một lần) về quá trình cải tạo, giáo dục và việc thực hiện các nghĩa vụ… nên các nghĩa vụ đối với cả hai đối tượng này đều gồm 04 loại như quy định tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cũng có quy định giống như nghĩa vụ mà người được hưởng án treo phải thực hiện và chỉ có thêm nội dung là: “…nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án” (vì đây là quy định bắt buộc đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ (Xem: Điều 75 Luật thi hành án hình sự năm 2010).

[4] Xem thêm: Thông tư số 02/TTLN ngày 01 tháng 8 năm 1986 của BNV – BTP – TANDTC – VKSNDTC

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon