Chuyển tiền nhầm phải làm sao?

chuyen-tien-nham-phai-lam-sao

Hiện nay, việc mua hàng hay sử dụng bất kì dịch vụ gì cũng có rất nhiều cách thanh toán, có thể bằng tiền mặt, quét mã QR hoặc chuyển khoản thanh toán. Đây được coi là một tiện ích giúp mọi người rút ngắn thời gian và giao dịch nhanh chóng. Thế nhưng, trong quá trình chuyển khoản cũng có rất nhiều trường hợp vô tình chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác. Vậy, nếu chuyển tiền nhầm thì phải làm sao. Bài viết dưới đây của luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Nghị định số 144/2021/NĐ-CP;

1. Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không?

Bất cứ ai khi phát hiện chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác đều có một tâm lý chung là hoang mang, làm sao để thu hồi, lấy lại số tiền đã chuyển cũng như liên hệ với chủ tài khoản đã nhận số tiền chuyển nhầm ấy.

Nếu chuyển nhầm tài khoản thì thực hiện như sau:

Đầu tiên, chủ tài khoản chuyển tiền liên hệ, thông báo cho ngân hàng để họ hỗ trợ xử lý giao dịch chuyển nhầm.

Tiếp theo, cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng. Cần cung cấp chứng minh thư, thẻ ngân hàng, chứng từ như hóa đơn chuyển tiền, thời gian chuyển, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng tra soát, kiểm tra lại giao dịch.

Sau đó, Ngân hàng sẽ kiểm tra giao dịch và xử lý yêu cầu theo những thông tin mà chủ tài khoản cung cấp.

Đối với tài khoản chuyển tiền thuộc cùng ngân hàng thì:

Ngân hàng sẽ tiến hành sẽ thông báo cho chủ tài khoản biết về thông tin khách hàng chuyển tiền nhầm vào tài khoản. Tiếp theo ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả số tiền đó nếu như trong tài khoản còn tiền.

Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.

Nếu sau khi bị khóa hoặc bị phong tỏa mà trong tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn số tiền mà mình đã chuyển thì Ngân hàng sẽ tiến hành việc chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đang có yêu cầu thực hiện kiểm tra rà soát sai sót của bản thân khi chuyển nhầm số tài khoản cũng như nhầm số tiền.

Trường hợp chuyển tiền khác ngân hàng thì:

Lúc này ngân hàng nơi bạn mở tài khoản sẽ cần liên hệ với ngân hàng phía bên kia để yêu cầu hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản và thực hiện các bước giúp khách hàng lấy lại tiền.

Tương tự như trên nếu người nhận tiền chuyển nhầm đã tiêu hết số tiền kia và không chịu trả lại thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra tòa.

2. Quy định của pháp luật về việc chuyển nhầm tiền

Việc người nhận được tiền chuyển nhầm mà cố ý không hoàn trả hoặc không còn khả năng hoàn trả thì có dấu hiệu của hành vi “chiếm đoạt tài sản trái phép”, sẽ bị xem xét xử phạt hành chính theo điều 15 nghị định số 144/2021/NĐ-CP  quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác.

Hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả được xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Do đó, đối với hành vi không chịu hoàn trả lại số tiền đã được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt với các mức sau:

– Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

– Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Ngoài ra, tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc được người khác chuyển tiền nhầm và tài khoản không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều này, căn cứ theo khoản 2 Điều này thì việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 579 Bộ luật Dân sự còn nêu rõ, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu người nhận tiền không có ý định hoàn trả thì áp dụng biện pháp hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác căn cứ theo điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng 101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là 102 di vật, cổ vật 103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng, cùng với đó là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu người phạm tội chiếm giữ tài sản giá trị 200.000.000 đồng trở lên hoặc là bảo vật quốc gia.

Nếu sau khi điều tra thấy người này có dấu hiệu đã sử dụng hết số tiền nhận được do việc chuyển nhầm thì sẽ xem xét tội sử dụng trái phép tài sản của người khác theo quy định tại điều 177 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

“1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng 104 tài sản là di vật, cổ vật 105 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và 106 Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Tài sản là bảo vật quốc gia;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 177, Bộ luật hình sự 2015 đó là người nào vì mục đích vụ lợi, biết rõ là tài sản của người khác nhưng vẫn sử dụng trái phép để vụ lợi cho bản thân có giá trị vụ lợi từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị xử lý kỷ luật, hoặc đã bị kết án về tội này tuy nhiên chưa được xóa án tích mà đến nay lại tiếp tục hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với hành vi phạm tội này.

Tùy vào việc liên hệ, kết nối với người nhận chuyển nhầm mà thời gian lấy lại tiền chuyển nhầm sẽ nhanh hay chậm. Tuy nhiên cũng có thời gian quy định cho việc hoàn trả khi chuyển tiền nhầm tài khoản là từ 10 -15 ngày sau xác nhận của các bên. Nếu quá thời hạn này, người chuyển nhầm hoàn toàn có thể khởi theo quy định của pháp luật.

3. Những điều cần lưu ý để tránh việc chuyển tiền nhầm tài khoản

Để tránh tình trạng này, cần nên chú ý một số vấn đề sau để tránh nhầm lẫn.

– Cẩn trọng trong quá trình nhập số tài khoản để thực hiện giao dịch chuyển khoản. Bạn có thể nhập 3 số/lần để tránh bị sai, bị sót và kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi tiến hành giao dịch chuyển tiền.

– Nếu số tiền chuyển lớn thì nên chia nhỏ ra thành nhiều giao dịch, hoặc bạn có thể liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ chuyển tiền.

– Bạn còn tránh được việc chuyển nhầm bằng cách lưu danh sách thụ hưởng trên tài khoản ngân hàng trực tuyến sau mỗi lần giao dịch thành công. Để nếu có sử dụng lần sau bạn chỉ cần click chọn mà đảm bảo thông tin.

Dù có biện pháp khắc phục cho trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản nhưng khuyến nghị dành cho bạn vẫn là cẩn trọng tối đa khi thực hiện giao dịch. Để tránh mất thời gian, mất công sức và tiền bạc thì khi chuyển khoản hãy luôn cẩn thận.

Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ nội dung về việc chuyển tiền nhầm phải làm sao. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006586 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon