Con nuôi có được hưởng thừa kế không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, quan hệ con nuôi và người nhận con nuôi không mặc nhiên pháp sinh quan hệ pháp lý mà phải được thực hiện theo trình tự pháp luật. Vậy con nuôi được hưởng thừa kế không? Điều kiện, thủ tục để con nuôi được nhận thừa kế theo quy định của pháp luật như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Luật con nuôi 2010
Giải quyết tranh chấp người thừa kế, tài sản thừa kế tại Đà Nẵng
1. Thế nào là con nuôi hợp pháp?
Khoản 1, 2, 3, 5 điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định và giải thích các khái niệm chung về nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, con nuôi và con nuôi có yếu tố nước ngoài cụ thể là:
– Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
– Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
– Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
– Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Như vậy, Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm cụ thể về con nuôi hợp pháp mà chỉ giải thích khái niệm về con nuôi, đồng thời, cũng không giải thích cụ thể thế nào là con nuôi hợp pháp.
Đồng thời, căn cứ vào Điều 9 Luật con nuôi 2010 quy định về việc Đăng ký nhận con nuôi:
Theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nhận con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền như sau:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Như vậy, để được công nhận là con nuôi hợp pháp thì việc nhận con nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định. Khi đó, con nuôi mới có quyền thừa kế ngang hàng với con ruột, con nuôi hợp pháp có thể được hiểu là người được nhận làm con nuôi theo những trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, có đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi và xác lập quan hệ cha mẹ con theo quy định pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của con nuôi đối với cha nuôi, mẹ nuôi
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nhận con nuôi được cơ quan có thẩm quyền đăng ký theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Căn cứ vào Điều 24 Luật con nuôi năm 2010 quy định về Hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
“Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Con nuôi cũng là thành viên trong gia đình, được hưởng quyền và có nghĩa vụ như con đẻ. Quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi được thực hiện như quyền và nghĩa vụ con của con đẻ với cha mẹ đẻ.
Theo đó, con nuôi có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: con có quyền được thương yêu, tôn trọng, được học tập, giáo dục, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức,… và con có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,…
3. Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha, mẹ nuôi không?
Về việc nhận thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi, Điều 653 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Theo quy định này, connuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi để lại khi chua di sản thừa kế theo pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định hiện nay, một người được nhận thừa kế thông qua hai hình thức là theo di chúc và theo thừa kế.
- Hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật gồm các hàng thừa kế sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết…
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết…
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Có thể thấy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì con nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản.
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật như bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế, người không được quyền hưởng di sản… thì con nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi.
- Hưởng thừa kế theo di chúc
Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Do đó, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…
Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Do đó, có thể khẳng định, trong trường hợp cha mẹ nuôi để lại di sản của mình cho con nuôi trong di chúc hợp pháp thì người con nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế.
Như vậy:
– Từ các quy định trên, con nuôi phải thoả mãn điều kiện về đăng ký theo quy định tại Điều 9 Luật con nuôi 2010 thì hoàn toàn đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi theo pháp luật.
– Nếu chỉ phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký trước ngày 01/01/2016. Sau đó, mọi trường hợp nhận con nuôi đều phải đăng ký thì con nuôi mới được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ nuôi.
– Con nuôi không đăng ký có thể được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi nếu trong di chúc của cha, mẹ nuôi có chỉ định con nuôi được hưởng thừa kế.
4. Dịch vu luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với con nuôi
Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc của khách hàng về vấn đề thừa kế, phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, như:
– Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;
– Tư vấn về sự bình đẳng của các thành viên trong gia đình về tiếp nhận quyền thừa kế (Không phân biệt trai/gái, con trưởng/Con thứ, con đẻ/Con nuôi…);
– Tư vấn về hàng thừa kế theo luật;
– Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo luật;
– Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tai sản thừa kế;
– Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;
– Tư vấn cách thức và phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;
– Tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
– Tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo luật;
– Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
Cách thức liên lạc đến Luật Dương Gia
Có ba hình thức chính để bạn sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế của Công ty luật Dương Gia cụ thể như sau:
Cách thức thứ nhất: Thật đơn giản, Bạn chỉ cần sử dụng điện thoại di động hoặc cố định gọi ngay về số: Hotline 10996568, đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên viên pháp luật của Công ty luật Dương Gia luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực thừa kế trực tiếp qua tổng đài điện thoại.
Cách thức thứ hai: Đặt lịch hẹn để tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty Luật Dương gia theo địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng .
Cách thức thứ ba: Nếu bạn không thể đến trực tiếp văn phòng để trao đổi cùng luật sư, bạn có thể gửi câu hỏi qua Email: danang@luatduonggia.vn để được tư vấn.