Giải quyết tranh chấp người thừa kế, tài sản thừa kế tại Đà Nẵng

giai-quyet-tranh-chap-nguoi-thua-ke-tai-san-thua-ke-tai-da-nang

Các vụ việc tranh chấp chia thừa kế trên cả nước nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng được xem là loại án phức tạp, kéo dài nhiều năm, khó giải quyết, khó từ việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ đến việc áp dụng pháp luật cũng như các thủ tục tố tụng dẫn đến thời gian giải quyết vụ án kéo dài, xét xử ở nhiều cấp, có vụ án bị hủy nhiều lần, nhiều vụ án phải tạm đình chỉ trong thời gian dài.

Có vụ án qua nhiều cấp xét xử mà vẫn chưa kết thúc được vụ án hoặc khi đã có bản án có hiệu lực nhưng không thi hành được do các đương sự gây khó khăn không thi hành và di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng do người đang quản lý không muốn chia, làm ảnh hưởng quyền lợi của những người được hưởng thừa kế.

Bài viết dưới đây của Công ty luật TNHH Dương Gia chi nhánh Đà Nẵng sẽ đi sâu, phân tích về “Giải quyết tranh chấp người thừa kế, tài sản thừa kế tại Đà Nẵng”

1. Những người thừa kế theo pháp luật

Các chủ thể tham gia quan hệ chia thừa kế (thường là cha, mẹ, anh, em, những người thân thích, ruột thịt trong gia đình nên  tranh  chấp  tài sản  thừa kế  rất dễ phá vỡ tình cảm gia đình, họ  tộc, thậm chí dẫn đến sự xuống cấp về đạo  đức trong xã hội nếu không được giải quyết khách quan, thấu tình, đạt lý.

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự, những người thừa kế theo pháp luật được ghi nhận như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,  mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh  ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết  mà  người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột,  cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Khi xác định người thừa kế nêu trên thì còn phải căn cứ theo các quy định sau:

Quy định tại Ðiều 613 Bộ luật Dân sự về người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Quy định tại Ðiều 619 Bộ luật Dân sự về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 652 của Bộ luật này.

Ðiều 652 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống).

Trường hợp từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự:

+ Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

+ Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết

+ Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo Ðiều 621 Bộ luật Dân sự: Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những người quy định tại khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

2.  Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại điều 649 BLDS thì thừa kế theo pháp luật là hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

Theo quy định tại điều 650 BLDS: những trường hợp thừa kế theo pháp luật: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Nếu người chết không để lại di chúc thì người hưởng di sản được hưởng quyền thừa kế sẽ được xác định theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005.

Theo quy định của pháp luật đã nêu trên rất cụ thể nhưng thực tế xác định chính xác người thừa kế còn nhiều quan điểm trái ngược nhau và có nơi còn xác định không đúng về hàng thừa kế và xác định thiếu người được hưởng di sản thừa kế nên dẫn đến vụ án bị hủy. Nên khi giải quyết những vụ án về chia thừa kế cần phải xác định chính xác thời điểm mở thừa kế và những người được hưởng thừa kế, giá trị tài sản có tranh chấp, xác định thực tế khối tài sản khi người chết để lại và thực tế hiện đang được sử dụng như thế nào và xem xét các yêu cầu của từng  đương sự để phân chia di sản cho phù hợp.

3. Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế

Do hạn chế của pháp luật nước ta trước đây còn thiếu hoặc quy định chưa đầy đủ, cụ thể về thủ tục giao đất, cấp GCNQSDĐ dẫn đến việc xác định nguồn gốc của di sản thừa kế khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế trở nên phức tạp, khó khăn hơn.

Những năm gần đấy, chất lượng xét xử của các Toà án về dân sự nói chung và các vụ án thừa kế nói riêng có nhiều tiến bộ, song vẫn còn một số sai sót nhỏ, thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

  • Không xác định đúng thời điểm mở thừa kế; có vụ mở thừa kế nhiều lần, nhưng Tòa án chỉ tính thời điểm mở thừa kế một lần để chia vì vậy đã bỏ sót người được hưởng thừa kế, chia thừa kế cho cả người đã chết trước người để lại di sản.
  • Xác định không đúng khối di sản thừa kế dẫn đến bỏ sót tài sản được chia thừa kế
  • Xác định không đúng hàng thừa kế
  • Thụ lý sai thẩm quyền. Hiện nay có quan điểm thụ lý vụ án chia thừa kế theo nơi cư trú của bị đơn, có quan điểm khác lại thụ lý theo nơi có tài sản thừa kế hiện đang tranh chấp. Có vụ án có tài sản ở nhiều nơi khác nhau, có quan điểm nộp đơn khởi kiện theo lựa chọn của nguyên đơn.
  • Khi chia tài sản thừa kế, bên nhận được tài sản thừa kế không có khả năng trả chênh lệch cho bên còn lại, dẫn đến khó thi hành án, hoặc di sản thừa kế để lại chỉ chia cho một người trong khi các đồng thừa kế khác cũng có nguyện vọng có nơi ở và không có điều kiện chuyển đến chỗ ở khác.
  • Chưa làm rõ di sản là tài sản riêng của người chết hay là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
  • Không thẩm định trên đất có tài sản gì, tài sản đó được hình thành trước hay sau người chết để lại di sản.
  • Không đo đạc thực tế diện tích đất chia thừa kế có trùng với diện tích đã được cấp GCNQSDĐ không, diện tích đất thừa hay thiếu so với GCN để nhận ddinghj trong bản án. Nên giao cho cơ quan quản lý hay giao cho người được thừa kế quản lý.
  • Biên bản thẩm định tại chỗ không viết vị trí thửa đất, trên đất có tài sản gì, có ai đang sinh sống trên đất.
  • Không xác định công sức, sửa chữa, tôn tạo khối tài sản đang đề nghị
  • Định giá không đúng với giá thực tế của địa phương nơi có tranh chấp. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều vụ án chia di sản thừa kế bị hủy nhiều lần vì khi giải quyết, Toà án không xem xét kỹ nguồn gốc, sự chuyển dịch theo thời gian, những biến động của tài sản là di sản trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ, thậm chí không xem xét đến những tài sản (không phải là di sản) đang tồn tại, hiện hữu trong khối tài sản có tranh chấp hoặc phân chia di sản không phù hợp với thực tế và nhu cầu của đương sự như: Tài sản có thể chia bằng hiện vật nhưng chỉ giao cho một bên sở hữu, sử dụng khi người này không có khả năng chi trả giá trị cho các thừa kế khác trong khi có đương sự khác cũng có yêu cầu được phân chia hiện vật hoặc chia di sản cho các thừa kế bằng nhau nhưng giá trị sử dụng của di sản là khác nhau.

Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng cho người khác, các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó, số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế, bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó một trong các bên không nhất trí với việc chuyển nhượng đó và khởi kiện nhưng tòa án lại không đưa những người đã nhận chuyển nhượng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dẫn đến việc hủy án.

Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã được người để lại di sản tặng cho bằng miệng hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), họ không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu có cơ sở chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản của

Một trong những vướng mắc lớn trong áp dụng để xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc còn sống hay đã chết vào thời điểm mở thừa kế; đặc biệt việc xin cấp trích lục khai tử rất khó thực hiện nếu cha đẻ, mẹ đẻ của họ đã chết từ lâu Hiện nay việc xin cấp trích lục khai tử đối với những người đã chết từ lâu (khoảng 50, 60 năm về trước) gần như khó có thể thực hiện được do quản lý hành chính còn khá lỏng lẻo.

4. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về thừa kế tại thành phố Đà Nẵng

Tranh chấp về thừa kế là một trong những loại tranh chấp rất phức tạp và nhạy cảm. Nếu giải quyết không thấu tình, đạt lý không những gây thiệt hại về tài sản cho người có quyền, lợi ích hợp pháp mà còn gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ trong chính gia đình của những người thừa kế.

Tại công ty luật TNHH Dương Gia Chi nhánh Đà Nẵng, chúng tôi không chỉ hỗ trợ trong suốt quá trình giải quyết tại Tòa án mà còn có thể hỗ trợ trong giai đoạn tiền tố tụng.

Ngay tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Luật sư của công ty khi có yêu cầu tư vấn của khách hàng luôn hướng tới việc hòa giải, thỏa thuận để đảm bảo tất cả các bên đều có lợi, để việc giải quyết được nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới tình cảm gia đình của những người tranh chấp.

Công ty luật TNHH Dương Gia Chi nhánh Đà Nẵng với nhiều luật sư, cố vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và các vụ việc liên quan tới thừa kế nói riêng đảm bảo sẽ hỗ trợ tối đa, tận tình cho khách hàng trong mọi trường hợp, mọi vụ việc.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon