Thú dữ là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra

thu-du-la-gi-trach-nhiem-boi-thuong-do-thu-du-gay-ra

Bên cạnh những thiệt hại do súc vật gây ra thì trong thực tế cũng có nhiều trường hợp thú dữ cũng gây thiệt hại rất lớn. Những trường hợp này thường do người dân nuôi nhốt trái phép các loại thú dữ như hổ, sói, cá sấu… Quá trình quản lý không tốt dẫn đến việc xổng chuồng hoặc mất kiểm soát, gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của những người khác. Vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Bộ luật Dân sự năm 2005;

1. Khái niệm, đặc điểm của động vật

1.1. Khái niệm thú dữ

Cho đến thời điểm hiện nay, rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến động vật như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đa dạng sinh học năm 2008… Nhưng chưa có một văn bản nào đưa ra khái niệm cụ thể về động vật.

Khái niệm “động vật” không phải là một khái niệm mang tính pháp lý, mà nó là một khái niệm được nhìn nhận dưới góc độ sinh học . Bản thân “động vật” là một khái niệm có nội hàm rất rộng . Đó là tất cả những loài sinh vật có khả năng tự cử động và có sự vận động trong môi trường sống . Theo đó, có thể hiểu “động vật” sẽ bao gồm cả gia súc, gia cầm, các loài thú, bò sát, côn trùng, …

Những loài động vật này có thể đã được con người thuần dưỡng để nuôi trong nhà hoặc vẫn là những động vật hoang dã trong tự nhiên . Tuy nhiên, điểm chung của những loài động vật này là sự hoạt động theo bản năng và mang tính loài . Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, những loài động vật này đều có khả năng g ây ra những thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh.

1.2. Động vật có những đặc điểm riêng so với những loại tài sản khác như sau

Thứ nhất, động vật là một loại tài sản có thể tự chuyển động trong không gian. Theo khái niệm được để cập ở trên, động vật là một loài sinh vật biết tự cử động và vận động được. Sự hoạt động của các loài động vật không phụ thuộc vào sự tác động của con người Trong khi đó, các loại tài sản khác đều là những tài sản bất động, chỉ có thể dịch chuyển vị trí khi có sự tác động của hành vi con người.

Thứ hai, hoạt động của động vật có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người. Thực tế cho thấy, động vật có thể tự hoạt động, di chuyển vị trí mà không cần bất cứ sự tác động nào từ con người. Tức là tính tự thân hoạt động của động vật là rất cao. Do đó, chỉ cần một sự bất cẩn trong quản lý, động vật có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người.

Thứ ba, động vật có thể tự gây thiệt hại mà không có bất kỳ sự tác động nào của con người cũng như môi trường xung quanh. Đây là đặc điểm nổi bật trong hoạt động của động vật so với các loại tài sản khác. Thông thường, các loại tài sản khác chỉ có thể gây thiệt hại khi đang có sự tác động của con người hoặc có sự ảnh hưởng của các điều kiện khách quan (ví dụ: xe máy, ô tô chỉ gây ra thiệt hại khi đang được con người sử dụng; chất cháy, chất nổ chỉ gây thiệt hại khi có những điều kiện môi trường phù hợp, …). Trong khi đó, động vật có thể gây thiệt hại bất cứ lúc nào, bất cứ điều kiện môi trường nào.

Thứ tư, động vật là loại tài sản đòi hỏi mức độ quản lý cao của con người. Thông thường, đối với các loại tài sản khác, việc CSH thực hiện đúng các quy định về quản lý chỉ là đặt trong một vị trí phù hợp, bảo quản trong những điều kiện cho phép, … Tuy nhiên, đối với động vật, việc CSH thực hiện đúng quy định về quản lý không chỉ biểu hiện thông qua hành vi đặt chúng ở những vị trí phù hợp mà còn phải luôn quan sát hoạt động của chúng, đồng thời kịp thời ngăn chặn động vật vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình.

2. Khái niệm, đặc điểm của thú dữ

“Thú dữ là một trong những loài động vật ăn thịt, rất lớn, chưa được con người thuần hóa, hoạt động mang tính bản năng cao, có thể gây thiệt hại cho con người và các loài động vật khác” .

Trên cơ sở khái niệm này, thú dữ có những đặc trưng có thể phân biệt với các loài động vật khác như sau:

Thứ nhất, thú dữ là một nguồn nguy hiểm cao độ. Đặc điểm này xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2005 cũng như khoản 1 Điều 601 BLDS năm 2015. Theo đó, thú dữ được liệt kê vào danh mục các loại nguồn nguy hiểm cao độ. Đây là đặc điểm khác biệt của thú dữ với các loài động vật khác. Các loài động vật khác cũng có thể là nguồn gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh, nhưng với mức độ không cao như thú dữ;

Thứ hai, thú dữ là những loài động vật lớn. Như đã phân tích ở trên, động vật bao gồm các loài sinh vật có thể tự cử động, nghĩa là động vật có thể bao gồm các loài với những kích thước khác nhau Tuy nhiên, hầu hết thú dữ chỉ bao gồm những loài động vật to lớn. Đây là một trong những đặc điểm cho thấy khả năng g ây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh của thú dữ là rất cao;

Thứ ba, thú dữ là những loài động vật rất hung dữ, tức là “sẵn sàng gây tai họa cho con người một cách đáng sợ” . Thú dữ bao gồm các loài động vật lớn như hổ, báo, sử tử, gấu, … Đ ây là những loài động vật có bản tính hung dữ, luôn luôn sẵn sàng tất công bất cứ mục tiêu nào ở gần hoặc ở trong tầm ngắm của chúng. Điều này xuất phát từ bản năng săn mồi vốn có mà tạo hóa đã ban cho chúng.

Ngay cả khi các mục tiêu không có biểu hiện đe dọa hoặc tấn công chúng, thì chúng cũng sẵn sàng tấn công mục tiêu Đây cũng là một trong những đặc điểm giúp phân biệt thú dữ với các loài động vật nuôi trong nhà. Hầu hết các loài động vật nuôi trong nhà chỉ tấn công con người cũng như các mục tiêu khác khi bị đe dọa. Hoạt động tấn công của chúng chủ yếu là nhằm tự vệ . Nhưng hoạt động tấn công của thú dữ không nhằm tự vệ mà đó là những hoạt động tấn công một cách chủ động.

Thứ tư, thú dữ là những loài động vật chưa được con người thuần dưỡng để nuôi trong nhà. Trải qua lịch sử phát triển của mình, con người dần chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho các nhu cầu của mình. Trong đó, việc săn bắn và thuần dưỡng động vật hoang dã thành vật nuôi trong nhà là một trong những hoạt động có tính lịch sử của loài người. Các loài động vật hoang dã khi đã được con người thuần dưỡng thì đều sống thân thiện với con người.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, con người chưa thể thuần dưỡng được các loài thú dữ. Mặc dù, rất nhiều tổ chức, cá nhân hiện đang nuôi nhốt một số loài thú dữ, nhưng đó cũng không phải là hoạt động thuần dưỡng thú dữ, mà chỉ là việc chế ngự tạm thời bản tính hung dữ của chúng.

Đương nhiên, bản thân các loài thú dữ khi bị nuôi nhốt thì bản năng tính loài của chúng càng cao, nên trong quá trình nuôi nhốt, các chủ thể phải bảo quản và trông giữ hết sức cẩn trọng. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những thiệt hại cho chính chủ sở hữu cũng như các chủ thể xung quanh.

3. So sánh việc bồi thường thiệt hại do súc vật và thú dữ gây ra

Qua việc phân tích các quy định về TNBTTH của các chủ thể khi thú dữ gây thiệt hại, cùng với việc nghiên cứu các quy định có liên quan đến BTTH do thú dữ gây ra, có thể thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa BTTH do súc vật gây ra với BTTH do thú dữ gây ra như sau:

3.1. Những điểm tương đồng

Một là, về chủ thể chịu TNBT, cả hai trường hợp đều xác định chủ thể chịu TNBTTH bao gồm CSH, NCH sử dụng (gồm cả NCH sử dụng trái pháp luật);

Hai là, về yếu tố lỗi của chủ thể phải bồi thường, cả hai trường hợp đều hướng tới việc xác định TNBT của CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng không dựa vào lỗi, tức là chủ thể phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Nếu họ phải bồi thường khi có lỗi thì lỗi trong trường hợp đó chỉ là căn cứ xác định họ có phải liên đới bồi thường với NCH, sử dụng trái pháp luật hay không, mà không phải là căn cứ xác định TNBT độc lập;

Ba là, về căn cứ loại trừ trách nhiệm, cả hai trường hợp chủ thể đều được loại trừ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

3.2. Những điểm khác biệt

Một là, về chủ thể chịu TNBT, khi súc vật gây thiệt hại, ngoài CSH, NCH, sử dụng súc vật (bao gồm cả NCH, sử dụng trái pháp luật), chủ thể phải BTTH còn bao gồm cả người thứ ba tác động làm súc vật gây thiệt hại. Trong khi đó, khi thú dữ gây thiệt hại, việc xác định trách nhiệm của người thứ ba không đặt ra. Về thực tế, việc người thứ ba tác động làm thú dữ gây thiệt hại cho người hầu như không xảy ra, bởi vì trách nhiệm quản lý thú dữ của CSH không cho phép trường hợp này xảy ra trên thực tế.

Nếu thực tế xảy ra trường hợp này, thì khả năng thú dữ gây ra thiệt hại cho người thứ ba tác động sẽ cao hơn là gây thiệt hại cho người khác, và khi đó CSH sẽ bị xác định là không quản lý chặt chẽ thú dữ, để các chủ thể khác tiếp xúc với thú dữ, và CSH sẽ phải chịu TNBTTH nếu lỗi của người thứ ba là lỗi vô ý.

Hai là, về căn cứ loại trừ TNBT, có thể thấy những điểm khác biệt sau:

Khi súc vật gây thiệt hại, TNBT được loại trừ trong hai trường hợp đó là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi súc vật gây thiệt hại, chủ thể được loại trừ theo 3 căn cứ đó là do sự kiện bất khả kháng, do xảy ra tình thế cấp thiết, hoàn toàn do lỗi của người thứ ba.

Về căn cứ loại trừ hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, đối với trường hợp thú dữ gây thiệt hại, lỗi này có thể là cố ý hoặc vô ý thì TNB TTH cũng đều được loại trừ. Tuy nhiên, đối với trường hợp thú dữ gây thiệt hại, lỗi của người bị thiệt hại phải là cố ý hoàn toàn thì TNBT mới được loại trừ.

Về chủ thể được loại trừ TNBT khi xảy ra các căn cứ loại trừ. Căn cứ loại trừ TNBTTH do súc vật gây ra được áp dụng quy định chung ở Điều 584 BLDS năm 2015, theo đó, khi xảy ra căn cứ loại trừ TNBT, các chủ thể đều được loại trừ TNBT. Tuy nhiên, căn cứ loại trừ TNBTTH do thú dữ gây ra được quy định riêng tại khoản 3 Điều 603 BLDS năm 2015, theo đó chỉ có CSH và người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng thú dữ được loại trừ trách nhiệm khi xảy ra các căn cứ loại trừ.

4. Thực trạng bồi thường thiệt hại do các loài động vật khác gây ra

Qua nghiên cứu thực tế, hầu như các vụ việc có liên quan đến BTTH do các loại động vật khác (không phải thú dữ, súc vật) gây ra thường không được giải quyết tại Tòa án. Hầu như, nếu có phát sinh thiệt hại, các bên thường thỏa thuận giải quyết.

Ngoài ra, nhiều vụ việc động vật gây thiệt hại thực tế nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết Điển hình như các vụ việc cá sấu xổng chuồng gây xáo trộn hoạt động và sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình cũng như trường học… mà các trang báo mạng đã đưa tin.

Trong những vụ việc trên, mặc dù chưa xảy ra thiệt hại về tính mạng, nhưng đã có những tổn thất vật chất xảy ra (do tài sản bị phá hoại), thậm chí cả những ảnh hưởng về tinh thần của người dân sống quanh khu vực. Những loài động vật này cũng gây nên những sự xáo trộn về cuộc sống, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người dân xung quanh.

Điều này cho thấy việc đặt ra vấn đề BTTH là hoàn toàn cần thiết. Hiện nay, khi BLDS năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật thì vấn đề BTTH do các loài động khác gây ra sẽ dựa trên c ơ sở pháp lý cụ thể tại khoản 3 Điều 584 mà không cần phải áp dụng tương tự pháp luật như trong trường hợp BLDS năm 2005 còn hiệu lực.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon