Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi đăng ký thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp có thể do nhiều lý do mà doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn để phát triển kinh doanh hoặc giảm vốn điều lệ xuống. Để giúp cho doanh nghiệp nắm rõ thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên cũng như hạn chế những khó khăn khi làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật Dương Gia sẽ cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức pháp luật về các quy định của quá trình Thủ tục thay đổi vốn điều lệ Công ty TNHH một thành viên cũng như các trường hợp tăng giảm vốn điều lệ của công ty?
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký Doanh nghiệp.
1. Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên:
Căn cứ khoản 1 điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.”
Như vậy, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản mà chỉ sở hữu của công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Đồng thời, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nếu không góp đủ vốn điều lệ trong trong thời hạn quy định thì chủ sở hữu công ty phải thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp (theo khoản 2, 3 điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020).
2. Thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
Căn cứ vào Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020 theo đó, trong quá trình hoạt động thì vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên có thể tăng lên hoặc giải xuống . Việc thay đổi vốn điều lệ sẽ do chủ sở hữu của công ty quyết định.
2.1. Tăng vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
Căn cứ vào khoản 1 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn của người khác:
Căn cứ vào khoản 2 điều 87 luật doanh nghiệp 2020 Khi huy động thêm vốn góp của người khác, công ty sẽ bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
Thứ nhất, Tổ chức quản lý theo loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
Thứ hai, Chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần theo quy định tại Điều 202 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Người góp thêm vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu góp thêm vốn:
Trong trường hợp này chủ sở hữu công ty vẫn là thành viên duy nhất của công ty của mình.
Mục đích tăng vốn điều lệ: Tránh các ý định thâu tóm công ty như các loại hình công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên khác.
Khi thực hiện tăng vốn điều lệ bằng cách tự bỏ thêm vốn đầu tư. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
2.2. Giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty TNHH một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp:
– Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu của công ty
– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
- Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ:
Điều kiện hoàn trả: Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
Và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 75 luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải góp đủ vốn trong 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi hết thời hạn trên, chủ sở hữu công ty góp không đủ, Công ty sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ (giảm vốn điều lệ). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp.
Như vây, nếu chủ sở hữu của công ty không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn đúng hạn thì vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên sẽ giảm, chưở hữu của công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ.
3. Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
3.1. Đối với trường hơp tăng vốn điều lệ
Trường hợp 1: Tăng vốn do chủ sở hữu góp thêm vốn gồm những giấy tờ sau:
Thành phần hồ sơ
1. Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn trong đó thể hiện mức vốn mới;
2. Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên về việc tăng vốn điều lệ công ty;
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp nộphồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên mà uỷ quyền cho người khác.
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp 2: Nếu công ty TNHH 1 thành viên lựa chọn hình thức tăng vốn là tăng vốn do huy động vốn của thành viên mới thì doanh nghiệp phải thực hiện thêm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp song song với thủ tục tăng vốn điều lệ. Hồ sơ sẽ phức tạp hơn so với tăng vốn bằng hình thức thứ nhất.
3.2. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ
– Người nộp chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ.
– Nộp hồ sơ tại: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty TNHH một thành viên đặt trụ sở chính.
– Công bố thông tin giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên.
– Thực hiện thủ tục kê khai thuế.
– Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên sẽ làm giảm mức thuế môn bài công ty phải nộp. Khi đó, công ty cần thực hiện thủ tục sau:
+ Kê khai và nộp tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
+ Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung trong kỳ thuế năm liền kề.
4. Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
4.1. Tư vấn thay đổi vốn điều lệ của công ty
Dựa trên những quy định của pháp luật, Luật Dương Gia lấy đó làm nền tảng để giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc liên quan đến thủ tục thay đổi vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên. Đồng thời, khi khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ, Luật Dương Gia cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng soạn thảo toàn bộ hồ sơ và nhận ủy quyền nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.2. Khách hàng cần chuẩn bị và phối hợp
– Cung cấp thông tin chính xác.
– Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về thay đổi vốn điều lệ.
– Ký vào các giấy tờ, hồ sơ Luật Dương Gia chuẩn bị.
– Phối hợp chặt chẽ với Luật Dương Gia trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các trường hợp thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên, đồng thời Luật Dương Gia cũng cung cấp thêm một số thông tin về hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ đối với Công ty TNHH một thành viên.
Hãy liên hệ với Luật Dương Gia theo số hotline 1900 6568 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thay đổi vốn điều lệ một cách nhanh nhất.