Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Do đó, việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình là điều cần thiết để bảo hộ tác phẩm được tốt hơn. Bạn hay nghe mọi người nhắc tới Cục bản quyền tác giả nhưng vẫn chưa biết chức năng nhiệm vụ của nó là gì? Hiện nay có ban nhiêu cục bản quyền tác giả, văn phòng đại diện tại đâu. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn cũng như tìm hiểu về Cục bản quyền tác giả và văn phòng đại diện cục bản quyền tác giả tại Đà Nẵng.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 3954/QĐ-BVHTT
1. Giới thiệu về Cục bản quyền tác giả?
Ngày 20/10/2017 Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số: 3954/QĐ-BVHTTDL Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả.
Theo đó, Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Ngoài ra, Cục bản quyền tác giả có chức năng cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo nội dung chức năng nhiệm vụ đã được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch phân công.
2. Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?
Cục Bản quyền tác giả Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội và 2 văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, địa chỉ cụ thể như sau:
– Trụ sở chính ở Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
– Địa chỉ Cục Bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh.
– Địa chỉ Cục bản quyền tác giả ở Đà Nẵng : Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.
Trên đây là các địa chỉ của Cục Bản quyền tác giả chính thức ở Việt Nam, được phân 3 tại các thành phố lớn của 3 miền đất nước. Chính vì thế nếu mọi người muốn bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cho Cục để xin cấp Giấy chứng nhận. Hoặc khách hàng có thể nộp hồ sơ thông qua dịch vụ của Công ty Luật Dương Gia. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ thay mặt quý khách hàng thực hiện mọi thủ tục.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục bản quyền
Theo Điều 2, Quyết định số 3954/QĐ-BVHTTDL ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Bản quyền tác giả có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:
- Trình Bộ trưởng các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển công nghiệp văn hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
- Quản lý các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật
- Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động đại diện, tư vấn dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ và các công việc chung khác có liên quan.
- Giúp Bộ trưởng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật chung về phát triển công nghiệp văn hóa, tổng hợp thông tin chung về công nghiệp văn hóa, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về phát triển công nghiệp văn hóa.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục bản quyền
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: được viết trên giấy, trên máy tính, lưu trong ổ đĩa, USB,…. Tác phẩm được bảo hộ không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo đó, tác phẩm không cần đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn được bảo hộ quyền tác giả.
Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra thường rất khó chứng minh ai là tác giả của tác phẩm. Việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ là bằng chứng chứng minh ai là tác giả của tác phẩm. Khi đã có giấy chứng nhận thì sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình. Do đó, việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình là điều cần thiết để bảo hộ tác phẩm được tốt hơn.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng) (khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Cụ thể, tại Đà Nẵng bạn có thể nộp đơn tại:
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả
– Địa chỉ: 01 An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
– Điện thoại: 05113606967
Ngoài ra, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Nếu không gần các địa điểm trên, bạn có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
5. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Luật Dương Gia
Ngoài các lĩnh vực Hôn nhân gia đình, dân sự, hình sự, thương mại,… Luật Dương Gia còn cung cấp hỗ trợ khách hàng với các mảng dịch vụ khác liên quan đến hành chính, đầu tư, cấp giấy phép, trong đó có sở hữu trí tuệ như dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay đăng ký bản quyền tác giả với đội ngũ luật sư uy tín, có nhiều kinh nghiệm.
Chúng tôi luôn lắng nghe nhu cầu khách hàng, đáp ứng mong muốn của khách, đem lại kết quả tốt nhất. Công ty Luật Dương Gia có trụ sở đặt tại Hà Nôi và hai văn phòng tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Thuận lợi cho khách hàng làm việc và sử dụng dịch vụ tại các tỉnh thành trên cả nước.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về đăng ký bản quyền tác giả. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ số Hotline 1900 6568 – 0236 7300 899 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.