Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ về thời hạn hiệu lực của loại giấy phép này, dẫn đến tình trạng vô tình vi phạm quy định hoặc gặp khó khăn trong quá trình gia hạn. Vậy, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu và cần lưu ý gì khi hết hạn? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
1. Giấy chứng nhận an toàn thực thẩm là gì?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Loại giấy này đóng vai trò như một minh chứng cho việc cơ sở đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Với mục đích chính nhằm đảm bảo các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, chế biến và phân phối đến tay người tiêu dùng trong điều kiện an toàn, không gây nguy hại đến sức khỏe con người, đồng thời nâng cao chất lượng thực phẩm trên thị trường cũng như tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm của các cơ sở kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm (gọi tắt là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) trước khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ như các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm không mang tính chất công nghiệp hoặc thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt, được miễn giấy chứng nhận này theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Những trường hợp được miễn thường là
2. Lợi ích của Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
– Khi một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoạt động, cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, trong đó có điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là căn cứ thể hiện cơ sở kinh doanh đã đáp ứng, đảm bảo đủ các điều kiện như quy mô kinh doanh, hệ thống lắp đặt, nhà xưởng, bếp ăn, dụng cụ nấu nướng, pha chế, nguồn gốc thực phẩm… hay kiến thức, kĩ năng, sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động.
– Khi kinh doanh, hoạt động đúng quy định pháp luật, chủ cơ sở, chủ doanh nghiệp cũng như người lao động có thể yên tâm, tập trung vào việc kinh doanh, sản xuất.
– Ngoài ra, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thể hiện sự tuân thủ pháp luật của cơ sở, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ do cơ sở, doanh nghiệp cung cấp. Từ đấy giúp cơ sở duy trì ổn định và khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng hơn.
3. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp;
- Danh sách người kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
4. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ, chuyển Phòng chuyên môn
Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Phòng chuyên môn kiểm tra hồ sơ. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm có thông báo bằng văn bản gửi cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
Bước 3: Phòng chuyên môn thẩm định cơ sở
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phòng chuyên môn thành lập đoàn thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo quy định;
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở.
Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày;
5. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày cấp. Đây là thời hạn quy định nhằm đảm bảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn duy trì các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn pháp luật hiện hành. Trong suốt thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để giám sát việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh. Nếu phát hiện vi phạm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính, tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận theo quy định pháp luật.
Vì vậy, việc gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cần được thực hiện trước 6 tháng để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bị gián đoạn.
6. Dịch vụ xin gia hạn Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đà Nẵng
Để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí… Quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ hỗ trợ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Công ty Luật TNHH Dương Gia. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, có thể hỗ trợ khách hàng:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến thủ tục xin gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Soạn thảo toàn bộ các văn bản, giấy tờ liên quan đến thủ tục xin gia hạn giấy chứng nhận;
- Đảm bảo việc nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, tránh việc từ chối hồ sơ, mất thời gian của khách hàng;
- Nhận ủy quyền nộp hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền;
- Tham gia phiên thẩm định, kiểm tra tại cơ sở kinh doanh;
- Giải quyết toàn bộ các vướng mắc, các vấn đề pháp lý phát sinh theo quy định pháp luật;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
7. Tại sao cần phải gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Việc gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là bước đi quan trọng để đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm và duy trì lòng tin từ người tiêu dùng. Dưới đây là những lý do thiết thực giải thích tại sao các doanh nghiệp cần tuân thủ thời hạn của giấy chứng nhận này.
Trước tiên, gia hạn giấy chứng nhận giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý và các khoản phạt hành chính nặng nề. Theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), mức phạt cho các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm có thể lên tới 60.000.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Thậm chí, Điều 3 của nghị định này (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tối đa lên đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Chẳng hạn, một cơ sở sản xuất nước tương không gia hạn giấy chứng nhận đúng hạn, bị cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện vi phạm trong khâu vệ sinh thiết bị. Hậu quả là cơ sở này không chỉ bị phạt tiền mà còn phải tạm ngừng hoạt động để khắc phục, gây thiệt hại lớn về tài chính và uy tín.
Bên cạnh việc tránh rủi ro pháp lý, gia hạn giấy chứng nhận còn là cơ hội để doanh nghiệp rà soát và cải thiện quy trình sản xuất. Điều này đảm bảo sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn an toàn từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến bảo quản, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ví dụ, một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất trà thảo mộc được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm vào năm 2020, và thời hạn sắp hết vào năm nay. Việc gia hạn không chỉ giúp doanh nghiệp này tuân thủ quy định mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong quá trình kiểm tra để gia hạn, doanh nghiệp phát hiện một số khâu bảo quản nguyên liệu chưa tối ưu, từ đó kịp thời điều chỉnh để tránh nguy cơ ẩm mốc. Sau khi hoàn tất gia hạn, doanh nghiệp công bố thông tin này trên website và fanpage chính thức, giúp củng cố niềm tin từ khách hàng. Hơn nữa, việc sở hữu giấy chứng nhận hợp lệ còn mở ra cơ hội hợp tác với các nhà phân phối lớn, gia tăng đơn hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tóm lại, gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là cách để doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước các rủi ro pháp lý mà còn là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín và tạo đà cho sự phát triển lâu dài. Đây là một khoản đầu tư nhỏ nhưng mang lại giá trị lớn, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm.
Với kinh nghiệm thực tiễn đa dạng các lĩnh vực, Luật Dương Gia cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong các vấn đề liên quan đến giấy phép an toàn thực phẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899