Con gây thiệt hại, cha mẹ phải bồi thường như thế nào?

con-gay-thiet-hai-cha-me-phai-boi-thuong-nhu-the-nao

Việc trẻ em hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra những thiệt hại cho người khác đang tồn tại trong xã hội hiện nay một cách rất phổ biến. Song, đa số những người nêu trên đều không có tài sản để thực hiện việc bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra. Có rất nhiều thắc mắc hỏi rằng “Nếu trẻ em hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì ai là người phải chịu bồi thường? Cha mẹ có nghĩa vụ như thế nào đối với việc bồi thường thiệt hại do con mình gây ra?”. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về vấn đề nêu trên, hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về những quy định của pháp luật đối với trách nhiệm của cha mẹ khi con gây ra thiệt hại.

Căn cứ pháp lý:

Luật sư uy tín tại Đà Nẵng

1. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con khi con gây ra thiệt hại?

1.1. Người có trách nhiệm đại diện cho con

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người đại diện cho con được quy định cụ thể như sau:

” Điều 73. Đại diện cho con

1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.”

Theo đó, có thể hiểu rằng cha, mẹ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của con trong những trường hợp sau đây:

+ Con chưa thành niên (Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015; con chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi).

+ Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự (Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự là những người đủ 18 tuổi nhưng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của chính mình. Việc xác định người con bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án theo cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần).

1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với thiệt hại do con gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Song, có những trường hợp người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm pháp lý, mà chính cha mẹ của họ phải chịu thay cho họ. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình, vấn đề nêu trên được quy định một cách cụ thể như sau:

Điều 74. Bồi thường thiệt hại do con gây ra

Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì bố mẹ là người đại diện của con và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ cho con

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với cá nhân được quy định như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo đó, khi người con chưa thành niện hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự có những hành vi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật yêu cầu cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho con thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà con gây ra.

3. Những trường hợp cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra

Căn cứ theo quy định tại Điều 586 và Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những trường hợp cha mẹ phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra được quy định như sau:

  • Thứ nhất, con chưa thành niên (Quy định cụ thể tại điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015)

Con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. (Trừ trường hợp con gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý).

Con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình. Nếu con gây thiệt hại không có tài sản thì cha, mẹ phải bồi thường. Nếu con gây thiệt hại có tài sản nhưng không đủ để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.

Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại đối với trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học tại trường mà trường học chứng minh được rằng họ không có lỗi trong việc quản lý người con đó.

  • Thứ hai, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự (Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015)

Con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà cha, mẹ là người giám hộ thì cha, mẹ được lấy tài sản của người con đó để bồi thường. Nếu người con mất năng lực hành vi dân sự không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ là người giám hộ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình.

Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại đối với trường hợp con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác quản lý mà bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được rằng họ không có lỗi trong việc quản lý người con đó.

Tóm lại, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường của cha mẹ cho con qua các trường hợp như sau:

– Đối với trường hợp con đã thành niên từ 18 tuổi trở lên:

+ Cha mẹ phải chịu trách nhiệm dân sự là dùng tài sản của con hoặc tài sản của mình để bồi thường trong trường hợp “con cái” mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại.

+ Cha mẹ không phải chịu trách nhiệm dân sự khi con cái có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ. Lúc này, con phải tự chịu trách nhiệm.

– Đối trường hợp con chưa thành niên:

+ Con chưa đủ 15 tuổi: cha mẹ bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản cha mẹ không đủ thì dùng tài sản riêng của con (nếu có) để bồi thường phần còn thiếu.

+ Con từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Bồi thường tài sản bằng tài sản của con, nếu không đủ thì bố mẹ dùng tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu.

4. Luật Dương Gia hỗ trợ khách hàng đối với trường hợp này như thế nào?

Trong trường hợp cha mẹ chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại thì Luật sư của Công ty Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ cho khách hàng như sau:

+ Tiếp nhận thông tin, đưa ra lời khuyên, tư vấn nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Tham gia, giải quyết các vấn đề vướng mắc pháp lý của thân chủ với tư cách là luật sư người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện theo ủy quyền.

+ Soạn thảo các văn bản, chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết, gửi cơ quan chức năng và làm việc với cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.

+ Tư vấn những vấn đề liên quan đến việc bồi thường khi con cái gây thiệt hại.

+ Các thủ tục khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc.

Trên đây là nội dung liên quan đến ” Nghĩa vụ của cha mẹ về bồi thường thiệt hại do con gây ra” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hay vương mắc pháp lý gì về trách nhiệm dân sự có liên quan, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn, hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon