Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất

mau-don-khoi-kien-dan-su

Trong hệ thống pháp luật, mẫu đơn khởi kiện dân sự là một công cụ quan trọng giúp người dân thực hiện quyền lợi và bảo vệ lợi ích của mình trong các tranh chấp pháp lý. Khi một cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp bị vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì việc sử dụng mẫu đơn khởi kiện dân sự trở nên cực kỳ quan trọng.

Đây là một trong những bước đầu tiên để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định. Nếu mẫu đơn không chính xác về mặt hình thức, không đầy đủ về nội dung sẽ không được thụ lý, bị trả lại đơn hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung rất nhiều lần. Do đó, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia cung cấp mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất, chính xác nhất để bạn đọc tham khảo.

Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc thuê luật sư khởi kiện dân sự, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

Cơ sở pháp lý:

1. Quy định pháp luật về đơn khởi kiện vụ án dân sự

1.1. Đơn khởi kiện vụ án dân sự là gì

Đơn khởi kiện vụ án dân sự là văn bản tố tụng dân sự do người khởi kiện hoặc người đại diện hợp pháp của họ gửi đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1.2. Quy định về việc làm đơn khởi kiện vụ án dân sự

Đối với quyền khởi kiện vụ án dân sự: Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
  • Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

  • Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
  • Chủ thể khởi kiện là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Chủ thể dưới 18 tuổi hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự phải có người đại diện theo pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án khi tham gia tố tụng.
  • Đối với phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Tại Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về phạm vi khởi kiện như sau:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
  • Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

2. Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Đơn khởi kiện dân sự: Là mẫu đơn sử dụng trong việc khởi kiện các vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết các tranh chấp dân sự.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……

Người khởi kiện: (3)……

Địa chỉ: (4) ……..

Số điện thoại: …(nếu có); số fax: ……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……….. (nếu có)

Người bị kiện: (5)……….

Địa chỉ (6) ………..

Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) (7) …….

Địa chỉ: (8)  …….

Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ……(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)……

Địa chỉ: (10) …..

Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: (11)…

Người làm chứng (nếu có) (12)….

Địa chỉ: (13) ……….

Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……. (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1……

2…….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ……………

Người khởi kiện (16)

( Ký và ghi rõ họ tên )

3. Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH ABC có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự

4. Các loại án phí trong vụ án dân sự

Tại Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về các loại án phí trong vụ án dân sự như sau:

– Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

+ Án phí dân sự phúc thẩm.

– Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

– Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

5. Mức án phí trong vụ án

STT

Tên án phí

Mức thu

1

Án phí dân sự sơ thẩm

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

1.4

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

a

Từ 60.000.000 đồng trở xuống

3.000.000 đồng

b

Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

1.5

Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 2.000.000.000 đồng 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

2

Án phí dân sự phúc thẩm

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

2.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

2.000.000 đồng

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon