Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Đà Nẵng

dang-ky-ho-kinh-doanh-tai-da-nang

Hộ kinh doanh là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam nói chung cũng như tại Đà Nẵng nói riêng. Với ưu điểm không phải khai thuế hằng tháng; Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản; Quy mô gọn nhẹ; Được áp dụng chế độ thuế khoán phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.

Trường hợp Quý khách hàng cần hỗ trợ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Đà Nẵng với chi phí rẻ, thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp

1. Tại sao nên lựa chọn Luật Dương Gia hỗ trợ đăng ký hộ kinh doanh tại Đà Nẵng?

  • Miễn phí tư vấn pháp lý về thành lập hộ kinh doanh.
  • Khách hàng chỉ cần cung cấp đủ thông tin, Công ty luật Dương Gia sẽ hỗ trợ, hoàn thành mọi thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cần thiết.
  • Đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, làm việc nhanh chóng, hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng.
  • Chi phí hợp lý, chỉ từ 1.500.000đ (một triệu năm trăm nghìn đồng), không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.

2. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đà Nẵng

Vậy để thành lập hộ kinh doanh cá thể chúng ta thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty luật Dương Gia Chi nhánh Đà Nẵng nộp hồ sơ và nhận kết quả

* Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký:

  • Đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể là nộp tại Phòng kinh tế trực thuộc UBND quận, huyện nơi có trụ sở hộ kinh doanh.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Nhận kết quả

Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ tại Công ty luật Dương Gia, toàn bộ việc soạn thảo hồ sơ, chứng thực giấy tờ, nộp và nhận kết quả đều được Luật Dương Gia tư vấn, soạn thảo và thực hiện.

Tổng chi phí thành lập hồ kinh doanh trọn gói tại Đà Nẵng chỉ từ: 1.500.000đ

Khách hàng chỉ việc cung cấp thông tin, ký xác nhận trên hồ sơ và nhận giấy đăng ký hộ kinh doanh sau khi có kết quả. Toàn bộ các công việc có liên quan sẽ được Luật sư công ty luật Dương Gia hỗ trợ

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

3. Hộ kinh doanh cá thể

3.1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo quy định điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Vậy, hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh theo hộ gia đình, không phải là doanh nghiệp đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

3.2. Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể cũng có nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:

  • So với thành lập doanh nghiệp Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà, phức tạp, không cần chuẩn bị quá nhiều hồ sơ, tài liệu;
  • Không phải khai thuế hàng tháng như công ty, doanh nghiệp;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, gọn nhẹ;
  • Quy mô nhỏ gọn, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán.

3.3. Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Nhược điểm đầu tiên phải kể đến của hộ kinh doanh là không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;
  • Chỉ được sử dụng dưới 10 người lao động. Nếu hộ kinh doanh cá thể thường xuyên sử dụng từ mười lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình Hộ kinh doanh thì sẽ có thể bị xử phạt hành chính.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT);
  • Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

4. Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, pháp luật hiện nay không giới hạn số ngành nghề hộ kinh doanh được phép đăng ký, hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành, nghề giống như doanh nghiệp và phải đáp ứng những điều kiện riêng cho ngành, nghề đó.

Không phải là ngành, nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật, được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận. Mã nghành quy định chi tiết tại danh mục (Phụ lục I đính kèm) và nội dung (Phụ lục II đính kèm) ban  hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

5. Đặt tên hộ kinh doanh

Theo quy định điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.”

*Lưu ý: Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm.

6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;

– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

– Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

– Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hộ kinh doanh và các vấn đề pháp lý có liên quan, trường hợp cần hỗ trợ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Dương Gia theo số hotline: 0931548999 để được hướng dẫn.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon