CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899
Căn cứ pháp lý
1. Thế nào là vi phạm nhãn hiệu, xâm phạm thương hiệu?
Vi phạm nhãn hiệu, hay xâm phạm nhãn hiệu đã được quy định trong khoản 1, Điều 129 văn bản hợp nhất 2019 luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Cơ bản các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ được bảo hộ cho cùng danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký tương tự hoặc liên quan tới nhau, gây nhầm lẫn về gốc gác, xuất xứ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.
Ngoài ra, các hành vi xâm phạm tới quyền đối với nhãn hiệu còn được quy định tại điều 11 nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu cho mục đích kinh doanh:
- Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi ở điểm trên.
Như vậy, khi doanh nghiệp gặp một trong các trường hợp nêu trên, nhận thấy nhãn hiệu của đơn vị mình bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Thương hiệu quan trọng đối với doanh nghiệp, cá nhân
Thương hiệu là một dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Thông qua thương hiệu, khách hàng có thể đánh giá được uy tín, tầm vóc và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn.
Một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh rõ rệt, giúp họ nổi bật giữa đám đông trong thị trường. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng thu hút khách hàng mà còn củng cố vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
Thương hiệu cũng là công cụ hiệu quả để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn. Khi một thương hiệu đã được khẳng định, nó tạo ra niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng, từ đó thúc đẩy họ quay lại và ủng hộ trong tương lai.
Cuối cùng, thương hiệu còn giúp người tiêu dùng xác định nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, từ đó đảm bảo chất lượng và an toàn khi tiêu dùng. Tóm lại, thương hiệu không chỉ là một yếu tố nhận diện mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ cần cung cấp xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để tiến hành xử lý vi phạm doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung cấp cho Luật Dương Gia các tài liệu như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
- Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp/ cá nhân
- Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ, mẫu nhãn hiệu vi phạm.
Bước 1: Kiểm tra thông tin nhãn hiệu
Việc kiểm tra thông tin nhãn hiệu rất quan trọng, để xác định rõ việc vi phạm và có phương án bồi thường hoặc đề nghị ngăn chặn.
Kiểm tra nhãn hiệu của khách hàng và bên đơn vị vi phạm sử dụng nhãn hiệu có tính tương tự nhầm lẫn với các nội dung:
- Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ chưa?
- Có giấy xác nhận hợp lệ về mặt hình thức chưa?
- Nhãn hiệu còn thời hạn sử dụng hay không?
- Nếu hết hạn đã gia hạn chưa?
Việc kiểm tra có 2 phương án:
- Phương án thứ nhất: Kiểm tra sơ bộ tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Phương án thứ 2: Tiến hành Giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ. Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định. Tra cứu, xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định. Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.
Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Cường nhận xét về Luật sư của Luật Dương Gia!
Bước 2: Ban hành thông báo gửi bên vi phạm
Sau khi có kết quả Giám định nhãn hiệu, Luật Dương Gia tiến hành thực hiện cảnh báo thông yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu. Luật sư đại diện liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.
Bước 3: Gửi đến cơ quan nhà nước cấp thẩm quyền đề nghị xử lý
Chủ sở hữu Nhãn hiệu có thể gửi hồ sơ yêu cầu xử lý hành vi vi phạm đến cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế hoặc thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tuỳ theo tính chất, mức độ và quy mô của hành vi vi phạm.
Bước 4: Khởi kiện tại Toà án
Khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền. Chủ sở hữu Nhãn hiệu cũng có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu Toà án buộc cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, bổi thường thiệt hại…
Bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế mà Quý Công ty đã phải gánh chịu (bao gồm các các chi phí đã bỏ ra để giải quyết công việc)
4. Xử lý hành vi vi phạm về nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức; cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm; có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
4.1. Trách nhiệm hành chính
Mức phạt được quy định tại Nghị Định 99/2013/NĐ-CP mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả.
Chi tiết về mức phạt đối với hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu đối với giá trị từng hàng hóa được quy định cụ thể tại điều 11 Nghị Định 99/2013/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ, việc xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ có thể bao gồm các hình thức, biện pháp xử lý sau:
Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn; hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ.
Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
4.2. Trách nhiệm dân sự
Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ quy định để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
4.3. Trách nghiệm hình sự
Theo Điều 226 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Dương Gia – Dịch vụ Luật sư uy tín!
5. Luật Dương Gia – Luật sư uy tín trong việc xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Quảng Ngãi
Luật Dương Gia tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Đà Nẵng, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý vi phạm nhãn hiệu. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp, hiệu quả và tận tâm nhất.
– Uy tín và Đáng tin cậy: Với đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được uy tín vững chắc trong ngành. Khách hàng của chúng tôi đều đánh giá cao sự chuyên nghiệp và tận tâm trong từng vụ việc.
– Kinh nghiệm phong phú: Chúng tôi đã từng xử lý nhiều vụ tranh chấp nhãn hiệu phức tạp, bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật giúp chúng tôi đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.
– Chi phí hợp lý: Luật Dương Gia hiểu rằng chi phí là một yếu tố quan trọng đối với khách hàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh, giúp bạn tiết kiệm mà vẫn nhận được chất lượng dịch vụ cao.
– Tư vấn tận tình: Chúng tôi luôn lắng nghe và tư vấn từng bước để khách hàng nắm rõ quy trình và các quyền lợi của mình. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn.
– Cam kết bảo vệ quyền lợi: Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, quyết tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trong mọi tình huống.
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc bảo vệ nhãn hiệu là vô cùng quan trọng để duy trì uy tín và giá trị thương hiệu. Với dịch vụ pháp lý uy tín từ Luật Dương Gia, bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề vi phạm nhãn hiệu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trên con đường bảo vệ quyền lợi và phát triển bền vững.
Hãy để chúng tôi giúp bạn vượt qua những thách thức pháp lý và tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của mình. Liên hệ với Luật Dương Gia ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tâm nhất!
Luật Dương Gia – Bảo vệ thương hiệu của bạn, bảo vệ tương lai của bạn!
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899