Ai cũng mong muốn hôn nhân là một hành trình dài hạnh phúc. Thế nhưng, những áp lực cuộc sống, công việc khiến vợ chồng liên tiếp xảy ra mâu thuẫn. Khi vợ chồng thấy mục đích hôn nhân không đạt được mục đích người ta thường chọn ly hôn. Trước khi đi đến quyết định ly hôn, nhiều cặp đôi chọn cách ly thân. Và không ít trường hợp, người vợ sẽ chuyển đi cùng con và hạn chế hoặc thậm chí từ chối cho chồng gặp mặt con.
Điều này đặt ra câu hỏi: “Chưa ly hôn mà vợ không cho gặp con phải làm gì?” Đây là câu hỏi mà nhiều người cha đang gặp phải, khi họ muốn được chăm sóc, yêu thương con cái, và mong muốn duy trì mối quan hệ cha con, nhưng lại bị cản trở một cách vô lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề này theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn và con.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1. Quyền nuôi con sau ly hôn được quyết định như thế nào?
Khi vợ chồng thấy mục đích hôn nhân không đạt được mục đích người ta thường chọn ly hôn. Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến hai người trong cuộc mà còn tác động đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái.
Tuy nhiên, sau khi ly hôn cha mẹ không mặc nhiên mất quyền cũng như nghĩa vụ chăm sóc con. Cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ chồng có quyền thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét đến nguyện vọng của con.
Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phú hợp với lợi ích của con.
2. Vợ không cho gặp con khi chưa ly hôn có bị phạt không?
Khi hai vợ chồng chưa có quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại.
Đều này đồng nghĩa với việc các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng vẫn được áp dụng đầy đủ. Theo đó, khi hai người vẫn là vợ chồng thì vẫn có quyền, nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thậm chí, cho dù có ly hôn, người vợ được Toà án giao nuôi dưỡng con thì vợ cũng không được cấm chồng gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Do đó, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng đã mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Việc làm này không chỉ vi phạm quyền của người cha mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Trẻ cần được quan tâm, chăm sóc từ cả cha và mẹ để hình thành một nhân cách toàn diện. Hành vi cấm chồng gặp con khi chưa ly hôn của người vợ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể làm phức tạp thêm các vấn đề trong quan hệ vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong qua hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Như vậy, đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha và con có thể bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
3. Chưa ly hôn vợ không cho gặp con phải làm thế nào?
Như phân tích ở trên, việc cấm chồng gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Do đó, nếu chồng bị vợ cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người vợ bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn. Việc thoả thuận hòa bình là giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, đặc biệt là quyền được gặp gỡ, chăm sóc con của người cha.
Nếu thoả thuận không được, người chồng có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ phải cho chồng thăm nom con cái. Song song đó, người chồng có thể thu thập bằng chứng về việc vợ cản trở quyền gặp con để làm cơ sở cho các yêu cầu pháp lý sau này.
Trong trường hợp vợ tiếp tục cố tình cản trở, người chồng có thể cân nhắc đến việc làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục sau đây:
– Hồ sơ
- Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.
- Giấy khai sinh của con.
- Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành, người vợ vẫn ngăn cấm không cho chồng gặp con.
– Toà án có thẩm quyền
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú, làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
4. Dịch vụ Luật Dương Gia tư vấn giải quyết khi chưa ly hôn mà vợ không cho gặp con
Với hơn 10 năm đồng hành cùng Quý khách hàng, Luật Dương Gia tự hào khẳng định là một trong những công ty luật hàng đầu Việt Nam. Chúng không chỉ có trụ sở tại tại Hà Nội, mà còn có chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với vị trí thuận lợi tại Đà Nẵng, chúng tôi không chỉ phục vụ khách hàng trong thành phố mà còn kết nối với các tỉnh thành lân cận .
Với đội ngũ luật sư vừa có kiến thức chuyên môn, vừa giàu kinh nghiệm thực tiễn Luật Dương Gia cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu, hiệu quả và nhanh chóng. Quyền lợi của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, và chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình giải quyết mọi vấn đề pháp lý, trong đó có lĩnh vực về hôn nhân gia đình. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề sau:
- Tư vấn pháp lý: Cung cấp thông tin về quyền thăm con theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, giúp bạn hiểu rõ quyền lợi của mình.
- Thương lượng và hòa giải: Thay mặt bạn thương lượng với vợ để đạt được thỏa thuận tốt nhất về việc thăm con, ưu tiên phương án hòa giải nhằm giảm thiểu căng thẳng và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho con.
- Yêu cầu Tòa án giải quyết: Nếu hòa giải không thành công, chúng tôi sẽ giúp bạn nộp đơn yêu cầu Tòa án can thiệp và xử lý việc ngăn cản.
Việc vợ ngăn cản người chồng tiếp xúc với con cái sau khi chưa ly hôn là một hành động gây tổn thương sâu sắc cho trẻ. Đằng sau những quyết định ấy, thường là sự ích kỷ và lòng thù hận cá nhân. Khi người lớn cố tình “kéo” con về “phe mình” và nói không tốt người còn lại, trẻ em sẽ trở thành nạn nhân vô tội. Sự tổn thương tâm lý, mất niềm tin vào cha mẹ và những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách là những hậu quả khó lường.
Thay vì để những mâu thuẫn cá nhân làm tổn hại đến tương lai của con, chúng ta nên đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu. Dù có ly thân hay có thể sẽ ly hôn, cha mẹ vẫn nên cùng nhau tạo ra một môi trường sống ổn định và lành mạnh cho con cái. Việc chia sẻ quyền nuôi dưỡng và tạo điều kiện để trẻ được gặp gỡ cả hai bên là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ rằng, con cái không phải là công cụ để trả thù nhau, mà là những sinh linh nhỏ bé cần được yêu thương và bảo vệ.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về “Chưa ly hôn nhưng vợ không cho gặp con phải làm thế nào?”. Trong trường hợp bạn đang còn thắc mắc hoặc mong muốn sử dịch vụ thì liên hệ ngay Hotline: 093.154.8999 – 079.479.8999 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!