Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì kèm theo đó là một số lượng giao dịch, hợp đồng không nhỏ diễn ra hàng ngày, không những ở trong phạm vi quốc gia, mà còn trên quy mô quốc tế. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần phải có một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều phối các quan hệ trên, tạo ra một môi trường pháp lý trong sạch nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trong và ngoài nước. Có thể nói, hoạt động công chứng, chứng thực là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện điều phối các giao dịch nói trên. Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân biệt cụ thể về hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Công chứng năm 2014;
– Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
1. Công chứng là gì?
Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Như vậy, công chứng là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các hành vi pháp lý dân sự, sự kiện pháp lý và các văn bản pháp lý theo trình tự quy định của pháp luật. Hoạt động công chứng có hai chức năng chính:
– Thứ nhất là ngăn chặn các tranh chấp pháp lý. Việc chuẩn bị các văn bản công chứng mang lại bằng chứng rõ ràng liên quan đến các quyền lợi hợp pháp của các bên trong hợp đồng, giao dịch và giúp ngăn chặn tranh chấp pháp lý.
– Thứ hai là giải quyết các tranh chấp pháp lý, các văn bản công chứng đáp ứng những yêu cầu nhất định sẽ là cơ sở để một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Chứng thực là gì?
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP hiện nay không có điều khoản nào quy định hay làm rõ khái niệm chứng thực là gì mà chỉ quy định về các việc chứng thực cụ thể. Theo đó:
– Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (khoản 2, Điều 2)
– Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (khoản 2, Điều 2)
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (khoản 4 Điều 2)
Phân tích từ các khái niệm nêu trên thì có thể hiểu chứng thực là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực xác nhận tính chính xác, tính có thực để bảo đảm giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, các sự kiện, các thông tin cá nhân nhằm phục vụ cho việc thiết lập, duy trì và bảo vệ các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính của cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước.
3. Phân biệt công chứng, chứng thực
Công chứng | Chứng thực | |
Cơ sở pháp lý | Luật Công chứng năm 2014;
|
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. |
Khái niệm | Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. | Chứng thực là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực xác nhận tính chính xác, tính có thực để bảo đảm giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, các sự kiện, các thông tin cá nhân nhằm phục vụ cho việc thiết lập, duy trì và bảo vệ các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính của cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước.
– Có 4 hoạt động chứng thực sau: + Cấp bản sao từ sổ gốc + Chứng thực bản sao từ bản chính + Chứng thực chữ ký + Chứng thực hợp đồng, giao dịch. |
Đặc điểm | – Công chứng là hành vi của Công chứng viên.
– Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác). – Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp). – Được nhà nước thực hiện quản lý. – Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật. – Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch. |
– Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người. – Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. – Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý. – Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.
|
Bản chất | – Bảo đảm nội dung của hợp đồng, giao dịch. Chú trọng về cả hình thức và nội dung và công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.
– Mang tính pháp lý cao hơn – Nếu để thực hiện hành vi công chứng, công chứng viên phải thực hiện một chuỗi các thao tác như: xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng, giao dịch; xác định đúng đối tượng, mục đích của hợp đồng, giao dịch; giúp các bên trong hợp đồng, giao dịch thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng, chính xác, đúng pháp luật; chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng, giao dịch. Còn đối với công chứng bản dịch thì thông qua trách nhiệm liên đới giữa công chứng viên và người dịch thì công chứng viên phải chứng nhận và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của bản dịch trước khách hàng. |
– Chứng nhận sự việc, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức, không đề cập đến nội dung.
– Giá trị pháp lý thấp hơn công chứng – Khi thực hiện hành vi chứng thực, trong chứng thực bản sao từ bản chính, người thực hiện chứng thực chỉ đơn thuần tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính; khi thực hiện chứng thực chữ ký, người thực hiện chứng thực chỉ xác nhận đó là chữ ký của người yêu cầu chứng thực mà không chứng nhận về nội dung giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào. Cũng tương tự như vậy, chữ ký người dịch, người thực hiện chứng thực chỉ xác nhận chữ ký trên bản dịch là chữ kí của người dịch mà không xác nhận và chịu trách nhiệm về sự chính xác của bản dịch. Rõ ràng hơn nữa, khi thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận hành vi pháp lý là sự giao kết hợp đồng giữa các bên xảy ra mà không xác nhận và không chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch đó. |
Chủ thể thực hiện | Chủ thể thực hiện công chứng là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng với người thực hiện công chứng là các công chứng viên hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.. | Chủ thể thực hiện chứng thực là Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện, Tổ chức hành nghề công chứng với người thực hiện chứng thực là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Tư pháp; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Viên chức ngoại giao lãnh sự; Công chứng viên (chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký). |
Đối tượng | Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng của công chứng là các hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản. | Đối tượng của chứng thực là bản sao giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, hợp đồng, giao dịch.
|
Giá trị pháp lý | – Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. – Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. – Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. |
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. – Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
|
Trên đây là bài viết phân biệt công chứng và chứng thực, nếu bạn có thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6568 để được hỗ trợ.