Mẫu đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là văn bản do cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có sự việc khẩn cấp xảy ra. Bài viết sau Luật Dương Gia gửi đến quý độc giả mẫu đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
- Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nhằm đảm bảo cho việc thi hành án, bảo vệ lợi ích cho đương sự, Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Trong quá trình giải quyết vụ án:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 2 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự: Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp sau đây:
– Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;
– Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
– Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;
– Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.
- Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 3 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP: Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;
– Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
– Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).
3. Mẫu đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1)…………………………………………………………………..
Họ tên người yêu cầu (2): …………………………………… Sinh năm: ………………
CCCD số (2): ……………………………………………… Cấp ngày: …………………
Nơi cấp (2): ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú (2): ……………………………………………………………………
Số điện thoại (2): …………………………………………………………………………
(Nếu là tổ chức)
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
CÔNG TY (2) ……………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp (2): …………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính (2): ……………………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật (2): …………………………………………………………
Số điện thoại (): ……………………………………………………………………………
Là (3)……… trong vụ án tranh chấp về (4) ………………………………………………
Bằng văn bản này, tôi xin trình bày sự việc như sau (5):
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của tôi, căn cứ điểm Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật tố tụng dân sự về quyền của đương sự, tôi kính đề nghị Quý cơ quan áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với, cụ thể như sau:
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (6): …………………………………………………
Quy định tại Khoản ….Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó (7): ………………
Tôi/chúng tôi xin cam kết sẽ bồi thường thiệt hại trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây thiệt hại cho (8) ………………………………………………………….
Tôi/chúng tôi xin cam kết nộp số tiền (8) :……….vào tài khoản phong tỏa do (8)…………
Tòa án chỉ định để bảo đảm cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của mình.
Trên đây là yêu cầu của tôi/chúng tôi. Kính đề nghị Quý Cơ quan xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
1. ……………………………………………………….(Bản sao/ Bản photo);
2. ……………………………………………………… (Bản sao/ Bản photo);
3. Các văn bản tài liệu khác.
NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên/Nếu là Tổ chức thì người đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu)
|
* Hướng dẫn cách viết mẫu đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
– Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
– Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
– Nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên, đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
– Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức; ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(3) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ án mà Tòa án đang giải quyết (Nguyên đơn/Bị đơn/Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).
(4) Ghi rõ về tranh chấp, số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa.
Ví dụ: tranh chấp về ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng thụ lý giải quyết theo Thông báo về thụ lý án số xx/2022/TLST-HNGĐ ngày 11 tháng 10 năm 2022
(5) Ghi tóm tắt nội dung của vụ án đang cần yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Ví dụ: Ngày 12/08/202x, tôi đã nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Thanh Khê và nhận được Thông báo thụ lý vụ án số xx/2022/TLST-HNGĐ. Vợ tôi là bà Hoàng Thị Hương T đang tranh chấp tài sản chung, bao gồm số tiết kiệm 500 triệu đồng tại BIDV. Tôi nghi ngờ bà T đang rút số tiền này mà không thông báo cho tôi. Do đó, tôi đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của tôi theo quy định pháp luật.
(6) Nêu rõ biện pháp khẩn cấp muốn được áp dụng: Kê biên tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ…
(7) Nêu rõ quy định pháp luật cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này.
(8) Nếu yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
4. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp nào?
Tòa án có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau:
- Khi phát hiện hành vi xâm phạm nghiêm trọng: Khi có các chứng cứ rõ ràng về việc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi đó.
- Bảo vệ quyền lợi của các bên: Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu tòa án nhận thấy cần phải bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trước khi có phán quyết chính thức, tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản: Khi có dấu hiệu cho thấy một bên trong vụ án có hành động tẩu tán tài sản nhằm tránh nghĩa vụ tài chính, tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để phong tỏa tài sản đó.
- Bảo vệ chứng cứ: Trong trường hợp có nguy cơ chứng cứ bị hủy hoại, mất mát hoặc bị thay đổi, tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ phục vụ cho việc xét xử.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời này được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự và được tòa án áp dụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết vụ án. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án phải được thực hiện ngay lập tức và có hiệu lực trong thời gian ngắn nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi gây thiệt hại.
5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?