Tội vô ý làm chết người

toi-vo-y-lam-chet-nguoi-2

Tội vô ý làm chết người là hành vi gây ra cái chết của người khác mà không có ý định hoặc mong muốn thực hiện, xuất phát từ sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm hoặc vô ý của cá nhân trong quá trình hành động. Hành vi này vi phạm quyền sống và quyền an toàn của con người, là một trong những quyền cơ bản được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đã quy định cụ thể tội danh này tại Điều 128. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, nhằm răn đe và xử lý các cá nhân có hành vi bất cẩn, thiếu trách nhiệm, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đối với tội vô ý làm chết người. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu về Luật Dương Gia – công ty luật có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong việc bào chữa cho các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án về tội vô ý làm chết người.

1. Vô ý phạm tội là gì?

Căn cứ vào Điều 11 Bộ luật hình sự quy định về vô ý phạm tội như sau:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

  1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
  2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Có thể xác định ra làm 02 loại vô ý phạm tội bao gồm:

  • Vô ý do quá tự tin
  • Vô ý do cẩu thả

2. Khung hình phạt tội vô ý làm chết người

Theo đó, Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

3. Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền sống của con người.

Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành động do cẩu thả hoặc quá tự tin mà gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi khách quan tương tự như hành vi thực hiện tội phạm giết người, chỉ khác nhau ở mặt chủ quan. Ví dụ, người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người. Một người mở cửa sổ, cánh cửa đã đập vào đầu cháu bé đang chơi bên đường làm cháu bé bị chết. Hậu quả chất người là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người cần phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm.

Một điều cần lưu ý là BLHS quy định hành vi vô ý làm chết người trong một số lĩnh vực hành chính thì không phạm tội vô ý làm chết người mà phạm những tội riêng như: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260); tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267); tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 277); tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295)…

Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.

Mặt chủ quan của tội phạm:  Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.

3. Nghị quyết nào hướng dẫn Tội vô ý làm chết người?

Hiện chỉ có duy nhất một Nghị quyết hướng dẫn về Tội vô ý làm chết người là Nghị quyết 04/HĐTPTANDTC/NQ. Tuy nhiên, nghị quyết này được xem là đã không còn phù hợp để áp dụng. Do vẫn chưa có nghị quyết thay thế cho Nghị quyết trên nên khi giải quyết vụ việc về Tội giết người, chúng ta vẫn có thể tham khảo và áp dụng tinh thần của Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ vào giải quyết vụ án vô ý làm chết người.

Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự). Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng của người khác do vi phạm một quy định hành chính cụ thể, có thể được diễn giải thông qua một số ví dụ về tội vô ý làm chết người như sau:

  • Hành vi do cẩu thả hoặc quá tự tin mà làm chết người, thì nói chung bị xử lý về tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự) như: người đi săn ban đêm do lầm lẫn mà bắn chết người.
  • Hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (như: công nhân mắc đường dây dẫn điện do làm việc không cẩn thận gây chết người qua đường, bác sĩ vô ý làm chết người) hoặc vi phạm quy tắc hành chính (như: chặt cây công cộng trái quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gãy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…) thì bị xử lý theo quy định của Điều 129 Bộ luật Hình sự.
  • Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác do vi phạm một quy định hành chính cụ thể mà điều luật quy định riêng (như các Điều 260, 261, 262, 263 v.v…) thì bị xử lý theo điều luật tương ứng. Thí dụ: lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người bị xử lý theo Điều 260 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

4. Các tình tiết giảm nhẹ tội vô ý làm chết người

Các tình tiết giảm nhẹ tội vô ý làm chết người được quy định cụ thể tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Như vậy, khi có căn cứ tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Tòa án có thể xem xét giảm nhẹ khung hình phạt cho người phạm tội.

5. Luật Dương Gia – Luật sư uy tín bào chữa giảm nhẹ tội vô ý làm chết người

Trong vụ án hình sự với tội vô ý làm chết người, luật sư tham gia bào chữa để giúp cho bị cáo giảm nhẹ hình phạt với một số công việc như sau:

  • Khai thác sâu các chi tiết của vụ án theo hướng có lợi cho bị cáo
  • Phân tích các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
  • Phân tích tình tiết thuộc về nhân thân, hoàn cảnh gia đình bị cáo để giảm nhẹ hình phạt
  • Đưa hướng giải quyết có lợi cho bị cáo
  • Chuẩn bị lý lẽ, dẫn chứng chứng minh cho bị cáo giảm nhẹ tội
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tình tiết giảm nhẹ
  • Tham gia bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo.

Uy tín

Luật Dương Gia là công ty luật uy tín hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý. Đội ngũ luật sư tại đây đã xử lý thành công nhiều vụ án hình sự phức tạp, trong đó có các vụ án liên quan đến tội vô ý làm chết người. Danh tiếng của Luật Dương Gia được xây dựng từ sự cam kết tận tâm với thân chủ, sự công bằng và chuyên nghiệp trong quá trình tố tụng.

Kinh nghiệm

Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực bào chữa hình sự, đặc biệt là trong các vụ án có tính chất vô ý, đội ngũ luật sư của Luật Dương Gia nắm vững từng khía cạnh pháp lý liên quan đến cấu thành tội phạm và các tình tiết giảm nhẹ. Luật sư tại Luật Dương Gia biết cách sử dụng các tình tiết giảm nhẹ, chẳng hạn như thái độ thành khẩn, tự nguyện bồi thường hoặc có sự xin giảm nhẹ từ gia đình nạn nhân để giúp thân chủ nhận được mức án thấp nhất.

Chuyên nghiệp

Luật Dương Gia luôn coi trọng sự chuyên nghiệp trong mọi khâu từ tư vấn ban đầu đến bào chữa tại tòa. Luật sư không chỉ đưa ra chiến lược bào chữa hợp lý mà còn hỗ trợ thân chủ thu thập chứng cứ, tìm kiếm nhân chứng, và thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi một cách toàn diện và tối ưu nhất.

Tận tâm

Luật sư của Luật Dương Gia đặt lợi ích và quyền lợi của thân chủ lên hàng đầu, với sự tận tâm trong từng chi tiết. Các luật sư luôn lắng nghe, thấu hiểu hoàn cảnh của thân chủ và gia đình, giúp họ chuẩn bị tâm lý và đưa ra giải pháp bào chữa có lợi nhất. Thái độ tận tụy của Luật Dương Gia đã đem lại sự tin tưởng và hài lòng từ nhiều khách hàng trong suốt những năm qua.

Với năng lực và trách nhiệm, Luật Dương Gia là một lựa chọn uy tín cho các cá nhân cần sự hỗ trợ bào chữa trong các vụ án về tội vô ý làm chết người. Trường hợp bạn còn đang thắc mắc hoặc muốn được sử dụng dịch vụ pháp lý, liên hệ ngay Luật Dương Gia qua Hotline: 079.497.8999 – 093.154.8999 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon