Ngày xưa, việc cưới hỏi được xem như là chuyện hệ trọng của đời người, để dẫn đến một mối quan hệ hôn nhân là cả một quá trình tìm hiểu và cố gắng của hai bên. Chính vì lý do đó mà thế hệ trước luôn có sự bền chặt lâu dài trong Hôn nhân. Quay lại với hiện tại, khi không thật sự hiểu và xác định được tính chất, tầm quan trọng của Hôn nhân, giới trẻ ngày nay dần xem nhẹ đi chuyện Hôn nhân, sự đơn giản hóa Hôn nhân trong cuộc sống. Việc bắt gặp và đi đến kết hôn xảy ra thường xuyên và dễ dàng kéo theo đó là sự nhàm chán nhanh chóng, sự xung đột, mâu thuẫn dễ dàng xảy ra thường xuyên hơn, mối quan hệ hôn nhân từ đó mà kết thúc chóng vánh. Ly hôn trở nên phổ biến ở cuộc sống hiện đại, nhận thức con người về quyền, lợi ích của bản thân sau hôn nhân cũng tăng theo. Hôn nhân và gia đình ở Việt Nam là một chế định mà các nhà lập pháp đặc biệt quan tâm qua từng thời kỳ. Để giúp quý khách nắm rõ hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp không may xảy ra “ly hôn” và trả lời cho câu hỏi của nhiều khách hàng về việc “ Ly hôn có chia nợ không”. Chúng tôi – Luật Dương Gia gửi đến bài viết dưới đây:
1. Ly hôn là gì?
Ly hôn được hiểu như là sự kết thúc một mối quan hệ vợ chồng giữa người đàn ông và người phụ nữ, theo đó cũng chấm dứt các mối quan hệ như nhân thân và tài sản. Việc ly hôn dựa trên quyết định hoặc bản án của Tòa án. Trường hợp vợ, chồng thuận tình ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố ly hôn bằng một Quyết định, ngược lại, trường hợp có xảy ra tranh chấp Tòa án sẽ tuyên bố ly hôn bằng một Bản án ly hôn.
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về “Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn”:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố chấm dứt quan hệ vợ chồng. “Ly hôn” theo quy định của Luật hôn nhân gia đình là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Các hình thức ly hôn
2.1 Thuận tình ly hôn
Điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
2.2 Đơn phương ly hôn
Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
3. Hậu quả pháp lý
Khi ly hôn, ngoài sự chấm dứt về mặt pháp lý của quan hệ vợ, chồng tạo ra hậu quả pháp lý về:
3.1 Về nhân thân
– Quan hệ nhân thân giữa vợ – chồng
Ngay sau khi quyết định, bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chính thức chấm dứt hoàn toàn, đồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân giữa vợ – chồng cũng vậy. Theo đó, các quyền, lợi ích và nghĩa vụ trong quan hệ nhân thân vợ – chồng đương nhiên chấm dứt. Các bên không còn phải chịu bất kỳ sự ràng buộc nào từ phìa còn lại và kể từ thời điểm đó họ hoàn toàn độc thân và có thể kết hôn với một người khác.
– Quan hệ nhân thân giữa cha – con, mẹ – con
Theo Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn:
“ Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này”.
Theo đó, Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ với con vẫn được tiếp tục, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận hoặc trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).
3.2 Về tài sản
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng: Dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận giữa vợ chồng để yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia về tài sản, trường hợp không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc:
– Đối với tài sản chung:
+ Về nguyên tắc Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch..
– Đối với tài sản riêng:
+ Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.
+ Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
4. Ly hôn có chia nợ không?
Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng phải cùng trả các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây:
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nêu trên. Đồng thời, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…).
Vì lẽ đó, những khoản nợ do hai vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập trong thời kỳ hôn nhân hoặc nợ do một bên thực hiện nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các mục đích chung của cả hai vợ chồng như cùng đầu tư, kinh doanh,…. sẽ được coi là khoản nợ chung và có nghĩa vụ cùng phải thanh toán khi giải quyết ly hôn.
5. Thẩm quyền giải quyết
Nếu là đơn phương ly hôn thì tòa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào Khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu 2 bên có sự thỏa thuận bằng văn bản.
Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “Nơi cư trú của cá nhân” như sau:
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới”.
Trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, như sau: “ Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.
– Nếu là thuận tình ly hôn thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
6. Luật sư chuyên về ly hôn
Hiện nay, Luật Dương Gia là tổ chức hành nghề luật sư, chuyên cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết thủ tục ly hôn nhanh, trọn gói tại các tỉnh thành lớn trên cả nước như Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, với các ưu điểm nổi bật như:
Thủ tục nhanh chóng, hiệu quả:
- Không hòa giải tại Trung tâm hòa giải thuộc Tòa án để rút ngắn thời gian.
- Luật sư soạn thảo toàn bộ giấy tờ, nhận ủy quyền làm thủ tục nộp hồ sơ, án phí, nhận kết quả, giúp khách hàng không phải lên tòa làm việc nhiều lần.
- Chỉ cần 01 lần lên tòa trong 01 buổi làm việc đối với trường hợp ly hôn thuận tình nhanh.
Xử lý các trường hợp khó khăn, phức tạp:
- Thiếu hồ sơ, giấy tờ.
- Một bên không hợp tác.
- Có tranh chấp về con cái, tài sản trước và sau khi ly hôn.
- Ly hôn với người bị mất tích, không rõ địa chỉ cư trú.
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp:
- Hỗ trợ thủ tục tại nhà nếu khách hàng có nhu cầu.
- Cam kết phí dịch vụ ly hôn nhanh, trọn gói, không phát sinh, phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
- Đảm bảo quyền lợi khách hàng, cam kết bảo mật thông tin theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là nội dung được Luật Dương Gia tổng hợp và phân tích, mọi vướng mắc pháp lý về ly hôn, thủ tục ly hôn xin liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn.
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899