Thi hành án là giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính thực thi của các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cũng như lợi ích của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình cản trở, chống đối hoặc có hành vi gây khó khăn cho quá trình thi hành án. Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực của phán quyết tư pháp mà còn vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật, có thể bị xử lý hình sự. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội cản trở việc thi hành án? Các chế tài xử phạt cụ thể ra sao? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Thi hành án là gì?
Dưới góc độ ngôn ngữ, “thi hành” có nghĩa là thực hiện những gì đã được quyết định một cách chính thức. Trong lĩnh vực pháp luật, thi hành án được hiểu là quá trình thực hiện bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế, đưa những phán quyết đã có hiệu lực pháp luật vào đời sống. Các bản án, quyết định này có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, hôn nhân – gia đình, lao động, hành chính…
Tuy nhiên, cách hiểu này vẫn còn hạn chế vì không chỉ các bản án, quyết định của Tòa án cần được thi hành mà còn có các quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và một số cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
Ở góc độ rộng hơn, thi hành án được xem là một thủ tục tố tụng tư pháp do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo đảm việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án cũng như các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền khác. Mục tiêu của thi hành án là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm của thi hành án
Thứ nhất, cơ sở hoạt động của Thi hành án chủ yếu là các bản án, quyết định dân sự của Tòa án. Các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành bao gồm bản án, quyết định dân sự , hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên tranh chấp phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
Thứ hai, thi hành án là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử , có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án .
Thứ ba, thi hành án và các giai đoạn tố tụng trước đó có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nếu bản án, quyết định của Tòa án tuyên rõ ràng, cụ thể thì việc thi hành án sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Ngược lại, nếu bản án, quyết định đó không rõ ràng, không khách quan, thiếu tính khả thi Ngây khó khăn cho việc thi hành án. Đồng thời, việc thi hành án nhanh chóng, kịp thời sẽ có tác động tích cực trở lại đối với hoạt động xét xử , góp phần củng cố, tăng cường uy tín của cơ quan xét xử .
Thứ tư, bản chất của thi hành án là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Mục đích cuối cùng của thi hành án là bảo đảm cho các quyết định của Tòa án được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trên thực tế chứ không phải là ra văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết định có tính điều hành.
3. Tội cản trở thi hành án được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội cản trở thi hành án như sau:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
+ Có tổ chức;
+Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ một đến năm năm.
Định nghĩa: Cản trở việc thi hành án là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho việc thi hành án không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với bản án hoặc quyết định của Tòa án.
4. Các yếu tố cấu thành tội cản trở thi hành án
4.1. Mặt khách quan
- Về hành vi: Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, kéo dài việc thi hành án, quyết định của Toà án hoặc làm cho bản án, quyết định đó không thể thi hành được (nhưu gây sức ép đối với cán bộ thi hành án để làm chậm quá trình thi hành án, tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán, chuyển dịch tài sản đã bị kê biên…không tổ chức phối hợp với cơ quan thi hành án làm cho việc cưỡng chế thi hành án khó khăn, chậm trễ….
- Về hậu quả: Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
4.2. Khách thể
Hành vi nếu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đăn và bình thường của cơ quan thi hành án. Ngoài ra còn xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
4.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
4.4. Chủ thể
- Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Theo quy định của điều luật thì chủ thể của tội cản trở việc thi hành án là người có chức vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành tổ tụng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội.
- Điều luật không quy định rõ ràng đối tượng chủ thể cụ thể nhưng theo chúng tôi thì người có chức vụ, quyền hạn phải bao gồm cả những người thuộc cơ quan thi hành án nhưng không có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thi hành án (như Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp trên, Chấp hành viên không được phân công trực tiếp thi hành bản án, quyết định).
5. Hình phạt đối với tội cản trở thi hành án
Thứ nhất: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp sau:
– Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
– Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
– Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Thứ hai: Phạm tội cản trở thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
– Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
– Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.
Thứ ba: Hình phạt bổ sung (khoản 3). Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
6. Dịch vụ luật sư bào chữa tội cản trở việc thi hành án – Luật Dương Gia
Hành vi cố ý cản trở thi hành án hành chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định tội danh cụ thể còn phải xem xét nhiều yếu tố như hành vi vi phạm, hậu quả gây ra và các tình tiết liên quan. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Dương Gia cung cấp dịch vụ tư vấn và bào chữa chuyên nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong các vụ án liên quan đến tội cản trở việc thi hành án.
Tiếp nhận và tư vấn sơ bộ
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, đánh giá hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không.
- Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết để bảo vệ quyền lợi.
- Tư vấn về quy trình tố tụng, thẩm quyền giải quyết và các bước thực hiện.
Hỗ trợ pháp lý trong quá trình điều tra, tố tụng
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, soạn thảo đơn từ gửi đến các cơ quan tố tụng.
- Tham gia quá trình đối chất, nhận diện, nhận dạng giọng nói và các hoạt động điều tra liên quan.
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, giám định viên, người định giá tài sản nếu có dấu hiệu vi phạm quy trình tố tụng.
Bào chữa và bảo vệ quyền lợi thân chủ
- Thu thập, phân tích và trình bày chứng cứ, tài liệu nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng.
- Kiểm tra, đánh giá các tài liệu trong hồ sơ vụ án và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định, định giá lại tài sản nếu cần thiết.
- Trực tiếp tham gia tố tụng, tranh luận tại phiên tòa để bào chữa cho thân chủ.
Khiếu nại và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
- Khiếu nại các quyết định hoặc hành vi tố tụng không đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế không phù hợp.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ thân chủ trong suốt quá trình tố tụng.
Với sự am hiểu sâu sắc về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, Luật Dương Gia cam kết đồng hành và bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng trong các vụ án liên quan đến tội cản trở việc thi hành án.
Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ luật sư, quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Dương Gia theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ và giải đáp:
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899