Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

toi-gian-lan-trong-kinh-doanh-bao-hiem

Hiện nay, thị trường bảo hiểm phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, trong những năm diễn ra đại dịch Covid-19 vừa qua, người dân đã ý thức hơn về việc mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Số lượng người tham gia bảo hiểm tăng lên, số lượng người yêu cầu chi trả quyền lợi cũng gia tăng. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi và trong số đó phát sinh nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm. Việc gian lận trong kinh doanh bảo hiểm vẫn đang là vấn đề nhức nhối và là thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Hành vi gian lận bảo hiểm có các hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp và xuất hiện trong bất kỳ khâu nào trong quy trình kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm từ khai thác, ký kết hợp đồng, giám định, giải quyết bồi thường và do nhiều đối tượng khác nhau thực hiện. Vì vậy, hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm qua nội dung sau đây.

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

1. Quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

1.1. Gian lận bảo hiểm là gì?

Gian lận bảo hiểm là hành vi luôn tồn tại song hành với sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm. Gian lận trong kinh doanh Bảo hiểm là hành vi vi phạm các quy định về thụ hưởng bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý.

Do có bất cập trong quy định của hệ thông pháp luật hiện hành, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề trục lợi bảo hiểm. Có quan điểm cho rằng chủ thể của hành vi trục lợi bảo hiểm chỉ là hành vi của khách hàng – bên mua bảo hiểm. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng hành vi trục lợi bảo hiểm là của cả hai bên chủ thể hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên theo nội hàm của điều luật thì nó là hành vi của hai bên trong giao dịch bảo hiểm.

Trước khi có điều luật về tội danh trục lợi bảo hiểm, thì tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều có một bộ phận không nhỏ viên chức nhà nước không ngần ngại tiếp tay cho hành vi này. Tuy nhiên, kể từ khi tội danh này được hình sự hóa thì tình trạng tiếp tay vi phạm của khối viên chức nhà nước, hầu như không còn mà đa phần chủ yếu đến từ hành vi của bên mua bảo hiểm – người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Thuê Luật sư hình sự tại Đà Nẵng

1.2. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là hành vi vi phạm các quy định về thụ hưởng bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý.

Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành của Việt Nam không đề cập đến khái niệm hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm cụ thể. Tuy nhiên, tiếp thu những đề xuất khá cấp thiết từ Bộ Tài Chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cùng cộng đồng doanh nghiệp bảo hiểm thì Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định cụ thể về “Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm” tại Điều 213 Bộ luật hình sự. Hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm như một tội danh có thể phạt tiền, thậm chí là phạt tù. Tuy nhiên, đến nay vẫn khó áp dụng trên thực tiễn.

1.3. Các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a. Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm pháp luật;

b. Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường. Trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra;

c. Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường trả tiền bảo hiểm;

d. Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Đây là tội có cấu thành vật chất, được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi gian lận, giả mạo tài liệu…được người phạm tội hoàn thành và đã gian lận được tiền bảo hiểm.

2. Cấu thành tội phạm

2.1. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.

Hành vi khác quan của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm này thể hiện qua việc thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin, tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe…để chiếm đoạt tiền bảo hiểm.

Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây hậu quả thực tế, hành vi gian lận, giả mạo tài liệu…được người phạm tội hoàn thành và đã gian lận được tiền bảo hiểm. Điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của tội phạm dựa vào: hành vi vi phạm phải xảy ra tước thời điểm phát sinh hậu quả, trong hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả, một hậu quả xảy ra có thể do một hoặc nhiều hành vi gây ra.

2.2. Mặt chủ quan của tội phạm

Về dấu hiệu lỗi của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm:

Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.

Về động cơ và mục đích của người phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm:

Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Động cơ và mục đích phạm tội là yếu tố phải có trong lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm với động cơ muốn có tiền và mục đích là muốn hưởng quyền lợi từ bảo hiểm một cách trái pháp luật.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điểu khiển hành vi của mình.

2.4. Khác thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm xâm phạm đến quy trình quản lý hoạt động bảo hiểm của Nhà nước.

3. Hình phạt đối với tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

3.1. Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản

  • Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

3.2. Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi xảo huyệt;
  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

3.3. Đối với pháp nhân thương mại

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

– Phạm tội với số tiền chiếm đoạt 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là nội dung phân tích về “Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”. Nếu còn những thắc mắc nào xung quanh nội dung trên hoặc những vấn đề pháp luật khác cần giải đáp, hãy liên hệ Luật Dương Gia qua Hotline 1900.6586 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon