Hợp đồng được biết đến như là một giao dịch không thể thiếu giữa các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn khi giao kết. Pháp luật dân sự dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại hợp đồng, cụ thể: dựa vào hiệu lực của hợp đồng có thể phân loại hợp đồng thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ; dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng có thể phân loại hợp đồng thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ,… Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích về hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, và đưa ra một số tiêu chí để phân biệt hai loại hợp đồng này.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
1. Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt.
Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác. Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sàn, hàng hoá hoặc dịch vụ.
Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
Dựa vào mối quan hệ giữa các bên thì hợp đồng phân thành hai loại:
– Hợp đồng song vụ;
– Hợp đồng đơn vụ.
2. Hợp đồng đơn vụ là gì?
Hợp đồng đơn vụ được hiểu là trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền; hoặc một bên có quyền mà không có nghĩa vụ. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho không có điều kiện.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng đơn vụ là “hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ,” bên còn lại sẽ không có nghĩa vụ đối ứng trong hợp đồng.
Bản chất hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng không phục vụ lợi ích của tất cả các bên. Do Bộ luật Dân sự 2015 không đòi hỏi hợp đồng được giao kết phải có tính chất “có đi có lại” hợp đồng vẫn có thể được giao kết cho dù một bên (hoặc một số bên) không có lợi ích từ việc giao kết hợp đồng. Điều đó thể hiện qua các quy định về hợp đồng đơn vụ hoặc hợp đồng không có đền bù.
Trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một bên có nghĩa vụ với bên còn lại tham gia hợp đồng và do vậy, thông thường chỉ có một bên có lợi ích từ việc giao kết hợp đồng. Pháp luật về hợp đồng cũng công nhận hợp đồng không có đền bù và có thể hiểu là đối với loại hợp đông này thì không yêu câu một bên, phải trả một khoản tiền hoặc lợi ích cho bên còn lại mặc dù bên đó được nhận tài sản theo quy định của hợp đồng. Các loại hợp đồng này tương đối thông dụng trên thực tế và được tòa án công nhận.
3. Hợp đồng song vụ là gì?
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Mỗi bên đều vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia. Căn cứ khoản 1 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”.
Theo đó, hợp đồng song vụ là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Sự cân bằng về lợi ích trong hợp đồng nhìn chung mang tính chất tương đối, nhưng có thể xác định được. Bản chất hợp đồng song vụ là loại hợp đồng cân bằng lợi ích của các bên tham gia hợp đồng.
Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 không yêu cầu việc các bên tham gia hợp đồng phải có lợi ích đối ứng, một số luật chuyên ngành hướng tới việc bảo vệ tính cân bằng về lợi ích của họp đồng hoặc bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế. Trong trường hợp này, hợp đồng chỉ phục vụ lợi ích của một bên, hoặc hợp đồng quy định lợi ích của các bên không cân bằng hoặc không bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế có rủi ro bị vô hiệu.
Ví dụ của các loại họp đồng này bao gồm họp đồng giữa công ty với người có liên quan, hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con, họp đồng giữa người cung cấp hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng và hợp đồng lao động.
Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (chính là thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên). Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ.
Chẳng hạn, hợp đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản hợp đồng thì hợp đồng vay này là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ (bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ). Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay này là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn nghĩa vụ.
4. Phân biệt hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ
Giống nhau: Đều là hợp đồng dân sự giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được quy định trong BLDS 2015.
Khác nhau:
Tiêu chí | Hợp đồng đơn vụ | Hợp đồng song vụ |
Khái niệm | Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. | Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ. |
Đặc điểm | Mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau | Chỉ một bên có nghĩa vụ, bên còn lại không có nghĩa vụ đối ứng trong hợp đồng |
Bản chất | Loại hợp đồng cân bằng lợi ích của các bên tham gia hợp đồng.
Hợp đồng chỉ phục vụ lợi ích của một bên, hoặc họp đồng quy định lợi ích của các bên không cân bằng hoặc không bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế có rủi ro bị vô hiệu.
|
Loại hợp đồng không phục vụ lợi ích của tất cả các bên.
Hợp đồng không có đền bù và có thể hiểu là đối với loại hợp đồng này thì không yêu cầu một bên, phải trả một khoản tiền hoặc lợi ích cho bên còn lại mặc dù bên đó được nhận tài sản theo quy định của hợp đồng. |
Thực hiện hợp đồng | – Trong trường hợp các bên chấp nhận giao kết hợp đồng thành văn bản thì phải lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ một bản hợp đồng.
– Các bên vừa là bên có quyền và đồng thời cũng có nghĩa vụ. Tức là họ vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ dân sự. – Khi các bên đã thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thì khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, các bên đều phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình. Các bên không được hoãn thực hiện với lý do bên còn lại chưa thực hiện nghĩa vụ. Trừ các trường hợp: Đến thời hạn, bên phải thực hiện nghĩa vụ (bên A) có quyền được hoãn nếu bên còn lại (bên B) bị suy giảm nghiêm trọng khả năng thực hiện nghĩa vụ và không thể thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng ban đầu. Chỉ đến khi bên B có các biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, hoặc phục hồi khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên A mới phải thực hiện nghĩa vụ của mình. |
Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn;
không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
|
Ví dụ minh họa | – Hợp đồng mua bán tài sản.
Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. – Hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng thuê nhà cũng là một hợp đồng song vụ bởi vì: + Bên thuê nhà có những nghĩa vụ sau đây: trả tiền thuê nhà hàng tháng hoặc hàng quý, hàng năm theo thỏa thuận; sử dụng, gìn giữ nhà cùng các vật dụng được bàn giao kèm theo. + Bên cho thuê có nghĩa vụ bàn giao nhà, bàn giao các vật dụng theo thỏa thuận; được nhận tiền thuê nhà theo tháng hoặc quý mà các bên đã thỏa thuận.
|
Hợp đồng tặng cho tài sản.
Trong hợp đồng này, bên có nghĩa vụ chính là bên tặng, cho tài sản. Nghĩa vụ duy nhất của bên này là tặng hay cho tài sản cho bên còn lại trong hợp đồng. Ở chiều ngược lại, bên nhận tài sản có quyền đối với tài sản mà mình được tặng, cho mà không bị ràng buộc một nghĩa vụ nào với bên còn lại của hợp đồng. Vì đặc điểm như vậy, nếu hợp đồng tặng, cho được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành văn bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. |
5. Một số vấn đề liên quan đến hợp đồng song vụ
– Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ: Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện dúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng song vụ thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ.
– Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên: Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không do lỗi của các bên: Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.
Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ nội dung về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006586 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.