Công an là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra

cong-an-la-gi-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-cua-co-quan-canh-sat-dieu-tra

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng cảnh sát điều tra, công tác điều tra là một trong những mặt công tác nghiệp vụ. Cơ quan cảnh sát điều tra là một đơn vị điều tra thuộc Bộ công an Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, góp phần trong công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm. Hiện nay, chúng ta có thể thấy để duy trì trật tự xã hội và định hướng dân giàu nước mạnh nhà nước đã ban hành nhiều chức vụ cũng như vị trí công tác trong Bộ máy chính quyền từ các cấp Bộ, ban, ngành khác nhau. Vậy, như thế nào là Công an nhân dân, Cơ quan cảnh sát điều tra và Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra là gì?  Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ phận tích rõ các quy định cũng như khái niệm của hai cơ quan trên.

Căn cứ pháp lý:

– Luật công an nhân dân 2018

Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015;

– Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

1. Công an là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Luật công an nhân dân năm 2018 có quy định về khái niệm Công an nhân dân như sau:

“Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”

Công an nhân dân gồm: Lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.

Đồng thời, Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Cơ quan cảnh sát điều tra

Cơ quan cảnh sát điều tra là Lực lượng cảnh sát nhân dân có chức năng điều tra các vụ án hình sự theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, bao gồm:

– Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

– Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

– Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

3. Chức năng của Cơ quan cảnh sát Điều tra

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định cơ quan điều tra có một số chức năng nhất định mà pháp luật thừa nhận, cụ thể chức năng của cơ quan điều tra đó là:

Thứ nhất, Cơ quan điều tra có chức năng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Cơ quan cảnh sát điều tra là mới mà nhân dân tố giác tội phạm cũng như được phép khiến nghị và khởi tố.

Thứ hai, Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao.

Khi được giao nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.

Thứ ba, Cơ quan điều tra có chức năng tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

Thứ tư, Tìm ra nguyên nhân, Điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra

Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra được quy định cụ thể tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 cụ thể như sau:

4.1. Nhiệm vụ và quyền hạn Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân. khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.

– Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện, hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp Tỉnh 

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.

 – Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

 – Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

 – Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

 – Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp Huyện

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (quá trình tiếp nhận có thể ghi âm, ghi hình).

– Sau khi tiếp nhận, Cơ quan điều tra tiến hành phân loại và xử lý:

+ Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều ha có thẩm quyền.

+ Trường hợp tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết tố giác, tin báo theo quy định như: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Trên đây là các quy định của pháp luật về “Công an là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra” . Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ số Hotline 19006568 để được nhận sự tư vấn tốt nhất.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon