Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Thi hành án dân sự Việt Nam

nhung-van-de-ly-luan-co-ban-ve-luat-thi-hanh-an-dan-su

Các quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ lợi ích của đương sự cũng chỉ đang dừng lại trên những văn bản. Tính hiệu lực đối với bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác đòi hỏi cần được thi hành triệt để trách nhiệm của các chủ thể nghĩa vụ trong thực tế.

1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của Luật Thi hành án dân sự

1.1 Khái niệm Luật Thi hành án dân sự Việt Nam

Thi hành án dân sự là việc thực hiện bản án, quyết định dân sự, các bản án khác có nhân dân sự liên quan và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Giai đoạn thi hành án là giai đoạn kết thúc quá trình tố tụng dân sự. Đặc điểm của giai đoạn này là Tòa án không ra một quyết định này để giải quyết về nội dung vụ án mà chỉ được quyền giải thích bản án, quyết định khi cần thiết hoặc có yêu cầu.

Các hành vi của cơ quan thi hành án và các chủ thể khác tham gia vào quá trình này chỉ nhằm thực hiện các quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền được ghi trong bản án và quyết định được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Các hành vi đó được thực hiện theo các nguyên tắc, trình tự thủ tục chặt chẽ bảo đảm cho bản án, quyết định thi hành chính xác, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Trong thực tế, việc thi hành án thường không chỉ là những hành vi thực hiện bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật về thi hành án mà còn bao gồm các hành vì khác gắn liền với việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án, trên cơ sở bản án, quyết định nhưng không căn cứ quy định của pháp luật về thi hành án mà theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan.

Do đó, thi hành án dân sự nếu hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những hành vi khác nhằm thực hiện bản án quyết định của Tòa án và quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác không dựa trên các quy phạm của pháp luật về thi hành án dân sự.

Thực tế, cho đến nay chưa có sự nhìn nhận và đánh giá thống nhất về bản chất của giai đoạn này mà còn có quan điểm khác nhau về việc xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh cho giai đoạn này. Những ý kiến khác nhau có thể hiện ở hai quan niệm cơ bản sau đây: Thi hành án dân sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự và Thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính tư pháp.

– Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thi hành án dân sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự. Những người theo quan điểm này vì họ cho rằng thi hành án dân sự là một hoạt động tất yếu của quá trình xét xử, có xét xử thì phải có thi hành án và thi hành án dựa trên kết quả của công tác xét xử. Xét xử và thi hành án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác với thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự.

Quan điểm này thừa nhận không phải mọi hoạt động trong quá trình thi hành ăn quyết định của Tòa án đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự, tuy nhiên trong Bộ luật này đã đề cập đến nội dung thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc được quy định ở các văn bản pháp luật có liên quan khác như Luật Trọng tài thương mại, Luật Cạnh tranh,…

Từ đó cũng có thể hiểu rằng, thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp tục (tiếp nối) của quá trình tố tụng dân sự theo nội dung đã xác định trong Bộ luật này.

– Quan điểm thứ hai cho rằng: Thi hành án dân sự là một dạng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Những người theo quan điểm này xác định rõ bản án, quyết định của Tòa án là kết quả cuối cùng kết thúc quá trình tố tụng dân sự, vì theo họ thì tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụ án hoặc các việc dân sự theo quy định của pháp luật về tối hình thức) quá trình này tuy có nhiều cung đoạn nhưng sự liên kết của các tụng (luật cung đoạn này có liên quan mật thiết với nhau trong một thể thống nhất và được gọi là giai đoạn xét xử.

Một số ý kiến khác lại cho rằng, cách đánh giá của hai quan điểm trên đều bộc lộ những khiếm khuyết về mặt lý luận cũng như thực tiễn của cơ chế giữa hành pháp và tư pháp trong sự chế ước lẫn nhau của quá trình thực thi pháp luật.

Như vậy khi nghiên cứu vấn đề Thi hành án dân sự hiện nay tại Việt Nam thì cần nhìn nhận rằng đó là một hoạt động mang tính chất hành chính – tư pháp để hiểu rõ và hiểu đấy đủ hơn thực trạng thực hiện và áp dụng pháp luật tại Việt Nam

1.2 Vai trò và ý nghĩa của Thi hành án dân sự

Trước hết, thi hành án dân sự làm cho các quyết định của Tòa án trong các bản án quyết định và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác được đưa ra thi hành có hiệu lực thực tế trong cuộc sống là giai đoạn không thể thiếu được của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nâng cao tính thực định của pháp luật trong quá trình tác động đến các quan hệ xã hội có liên quan.

Thi hành án dân sự củng cố kết quả của công tác xét xử, sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác. Qua hoạt động thi hành án dân sự là môi trường tốt nhất và hiệu quả nhất để đánh giá, kiểm tra kết quả của công tác xét xử của Tòa án đối với từng vụ án cụ thể, thi hành kết quả thỏa thuận của đương sự và các kết quả khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng của công tác xét xử, chất lượng trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự khác ngoài thủ tục tố tung dân sự.

2. Các nguyên tắc Thi hành án dân sự

2.1 Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao các quy định về thi hành án

Pháp luật quy định việc chấp hành triệt để các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác quy định trong pháp luật về thi hành án dân sự.

Các cơ quan thi hành án dân sự phải hoạt động trong khuôn khổ các quy định của pháp luật và chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, không được thực hiện các nội dung ngoài thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự phải được xử lý nghiêm minh.

Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của nguyên tắc này, Luật Thi hành án dân sự quy định các quyền khiếu nại của đương sự khi quyền lợi bị xâm phạm và quyền tố cáo của các chủ thể có liên quan khi phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ ai.

2.2. Nguyên tắc bảo đảm và tôn trọng quyền con người, quyền công dân trong hoạt động thi hành án

Các cơ quan nhà nước và tổ chức có liên quan phải có trách nhiệm bảo đảm và tôn trọng các quyền bao gồm quyền bất khả xâm phạm về tài sản, về thân thể, về tính mạng, sức khỏe và về chỗ ở của công dân, của con người nói chung. Mặt khác trong quá trình thi hành án dân sự đối với các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì người có trách nhiệm cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.

2.3. Nguyên tắc nhân đạo trong thi hành án dân sự

Kết quả thi hành án dân sự không chỉ bảo đảm thi hành các vấn đề quan đến lợi ích của người được thi hành án theo bản án, quyết định liên của Tòa án hoặc người có lợi ích trong các quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phải thi hành án và các chủ thể có liên quan, có nghĩa là phải bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các loại lợi ích khác nhau, quan tâm đặc biệt đến việc tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân, uy tín của tổ chức.

2.4. Nguyên tắc kết hợp tự nguyện với cưỡng chế

Đương sự có quyền thỏa thuận và tự định đoạt trong các giao dịch dân sự nói chung theo nguyên tắc tự định đoạt được quy định trong lĩnh vực dân sự, trong thi hành án dân sự việc khuyến khích bên phải thi hành án tự nguyện thi hành là một yếu tố rất quan trọng để thi hành án có kết quả tốt nhất, nhanh nhất và ít tốn kém nhất, và đặc biệt là bảo đảm được tính đoàn kết nhất trí giữa các bên tuy trước đó có thể đã diễn ra quá trình tranh chấp gay gắt phức tạp.

Trong trường hợp bên phải thi hành án không tự nguyện và các bên không tìm được phương án thỏa thuận khác thì sau khoảng thời gian do pháp luật quy định, các cơ quan thi hành án mới phải áp dụng biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản, cưỡng chế trả nhà… Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp chỉ được đặt ra và áp dụng cuối cùng sau khi việc thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành không đạt được kết quả.

2.5. Nguyên tắc phối hợp hành động giữa các cơ quan thi hành, dân sự với các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là một hoạt động mang tính hành chính – tư pháp hết sức phức tạp mà hiệu quả của nó không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của các cơ quan thi hành án dân sự chuyên trách mà còn phụ thuộc vào sự tham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Trong quá trình thi hành án, ngoài việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các cơ quan thi hành án dân sự phải có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội khác.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các nội dung của nguyên tắc này còn có nhiều bất cập do những mâu thuẫn nảy sinh từ sự thiếu thống nhất trong các quy định của pháp luật có liên quan nên sự phối hợp đôi khi còn bộc lộ những hạn chế nhất định gây khó khăn cho quá trình các bên phối hợp.

3. Các cơ quan có nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự

3.1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự

– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng.

3.2. Cơ quan thi hành án dân sự

– Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh).

– Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện).

– Cơ quan thi hành án quân sự và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của cơ quan thi hành án dân sự các cấp

– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp cao hơn: – Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại điều 35 của Luật Thi hành án dân sự:

– Lập hồ đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên;

– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp (đối với cơ quan thi hành án dân sự ngoài quân đội), giúp Tư lệnh quân khu và tương đương (đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu) thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của mình trong thi hành án dân sự.

3.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

– Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại điều 35 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấn hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng – cấp khi có yêu cầu.

3.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu

– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 37 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

– Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý công tác thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quảnlý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

– Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 điều 172 của Luật Thi hành án dân sự.

3.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướ dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.

– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.

– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon