Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

toi-to-chuc-mang-thai-ho-vi-muc-dich-thuong-mai

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống, pháp luật đã cho phép việc nhờ người mang thai hộ để tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có vấn đề đặc biệt vẫn có thể có con chung. Tuy nhiên, có một số thành phần trong xã hội đã lợi dụng những mặt tích cực này để thực hiện việc kiếm tiền trái pháp luật thông qua việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Có thể nhận thấy, mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi pháp luật cấm và hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được xem là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Vậy, tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì? Dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

Nghị định 10/2015/NĐ-CP;

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Thuê Luật sư hình sự tại Đà Nẵng

1. Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ cũng như tên gọi của một số phương pháp mang thai hộ phổ biến được áp dụng hiện nay.

“Mang thai hộ là việc một người phụ nữ bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ.”

1.1. Các hình thức mang thai hộ

Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mang thai hộ được hiểu dưới hai hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.”

Tại khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:

“Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.”

1.2. Những ai cần đến mang thai hộ?

Khi một cặp vợ chồng chưa từng có con chung và có nguyện vọng có con nhưng người nữ dù có buồng trứng tốt bị một số bệnh lý làm cho họ không thể hoặc bị nguy hiểm khi mang thai và sanh đẻ. Đây là người nhờ mang thai hộ, và chỉ có thể nhờ mang thai hộ trong một số trường hợp được quy định theo khoản 1 điều 94 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

  • Không có tử cung, hoặc có tử cung nhưng phát triển bất thường
  • Đã phẫu thuật cắt tử cung
  • Dính buồng tử cung nặng, không phục hồi
  • Sẩy thai nhiều lần
  • mắc bệnh lý không thể mang thai(tim, phổi, thận,…) có xác nhận của bác sĩ chuyên khoa

1.3. Những ai có thể mang thai hộ?

Do quá trình mang thai hộ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên hiện tại pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau:

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ
  • Đã từng sanh con
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ

2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

“ 2. Cấm các hành vi sau đây: Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.”

Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật khi thoả mãn chác điều kiện sau:

Khách thể của tội phạm

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đi ngược với bản chất nhân văn của việc mang thai hộ, dẫn đến nhiều biến tướng vi phạm các quy định của pháp luật đồng thời xâm hại đến các quan hệ mà pháp luật bảo vệ cụ thể tại các khoản 22, 23 điều 3 và Điểm g khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Khách quan của tội phạm

Hành vi “ Tổ chức mang thai hộ” có mục đích thương mại thông qua các hành vi gạp gỡ, trao đổi, bàn bạc, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ.

Chủ thể của tội phạm:

Người phạm tội có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mặt chủ quan

Người tổ chức mang thai hộ vì mực đích thương mại thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện hành vi của mình với động cơ vụ lợi với mong muốn kiếm tiền. Người phạm Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện hành vi của mình với mục đích thương mại.

Như vậy, có thể thấy hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nếu hành vi của các chủ thể vi phạm hoặc có dấu hiệu như trên thì sẽ được coi là trái pháp luật. Bởi lẽ, mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật.

3. Chế tài xử phạt đối với hành vi mang thai hộ trái pháp luật

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống, pháp luật đã cho phép việc nhờ người mang thai hộ để tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có vấn đề đặc biệt vẫn có thể có con chung.

Tuy nhiên, việc mang thai hộ phải vì mục đích nhân đạo. Cả hai bên tham gia phải đáp ứng được những yêu cầu được quy định trong các văn bản pháp lý đang có hiệu lực pháp luật.

Nếu cố tình thực hiện hành vi mang thai hộ trái luật thì các bên tham gia sẽ phải chịu các chế tài pháp lý. Tùy vào mức độ phạm tội thì sẽ áp dụng các chế tài xử phạt như sau:

3.1. Xử phạt hành chính

Tại Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định như sau: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.”

  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu cố tình thực hiện hành vi mang thai hộ trái luật thì các bên tham gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 187 Bộ luật hình sự 2015 với các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Đối với 02 người trở lên;

 Phạm tội 02 lần trở lên;

 Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05

Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Việc xử lý hành vi mang thai hộ được quy định như các nội dung đã trích dẫn ở trên .

Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc “Mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số Hotline 19006568 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon