Bảo hộ công dân theo luật quốc tế

bao-ho-cong-dan-theo-luat-quoc-te

Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân luôn là vấn đề trọng tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Có thể nói một trong những vấn quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia hiện nay là vấn đề bảo hộ công dân. Nhà nước luôn có cơ chế luôn đảm bảo cho công dân được những lợi ích và các quyền công dân và ngược lại công dân phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí mà pháp luật quy định. Việc thiết lập các cơ chế để thúc đẩy và hoàn thiện mối quan hệ này cũng luôn là những nội dung được quan tâm hàng đầu về cơ chế pháp lí cũng như thực tiễn cuộc sống. Một những quyền mà mọi công dân quan tâm nhất hiện nay là quyền được bảo hộ khi đang ở nước ngoài, đây là trách nhiệm của quốc gia đối với công dân của mình. Vậy, bảo hộ công dân là gì? Điều kiện tiến hành bảo hộ công dân? Thẩm quyền tiến hành việc bảo hộ công dân? Các biện pháp bảo hộ công dân bao gồm những biện pháp nào?

1. Bảo hộ công dân theo luật quốc tế

–  Khái niệm bảo hộ công dân:

Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngoài.

Theo nghĩa rộng: Bảo hộ công dân bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước giành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này.

Như vậy, hoạt động bảo hộ công dân có thể bao gồm các hoạt động có tính chất công vụ như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động có tính giúp đỡ như trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông tin cần thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ dự định tới…

2. Điều kiện tiến hành bảo hộ

Để được một quốc gia nào đó bảo hộ, đối tượng được bảo hộ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ

Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp một người có quốc tịch của quốc gia đó nhưng không được bảo hộ (VD: trường hợp người có 2 hay nhiều quốc tịch, không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quôc gia mà người này cũng mang quốc tịch); cũng có trường hợp một người không mang quốc tịch của quốc gia này nhưng lại được quốc gia đó bảo hộ trong truờng hợp bị xâm phạm. (VD: Đối với công dân thuộc Liên minh Châu Âu).

– Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại

Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước sở tại: như: yêu cầu đòi bồi thường để khắc phục thiệt hại nhưng khồn mang lại kết quả…

3. Thẩm quyền và cách thức tiến hành bảo hộ

– Thẩm quyền bảo hộ công dân: Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức năng và phạm vi hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ công dân, có thể chia các cơ quan này ra làm 2 loại: cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

  • Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước: hầu hết các quốc gia đều thực hiện việc bảo hộ công dân thông qua Bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ công ở trong nước cũng như nước ngoài.
  • Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ đại diện thực hiện được ghi nhận trong công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự. Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ công dân.

– Cách thức bảo hộ: Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện bảo hộ thông qua các cách thức khác nhau, từ đơn giản như cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tới các cách thức bảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan như đưa vụ việc ra toàn án quốc tế…Việc lựa chọn cách thứ bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm mức độ vi pham, thái độ của nước sở tại…

  • Nhìn chung biện pháp ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng trong việc bảo hộ công dân cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp

Ngoài ra trong thực tiễn quan hệ quốc tế các quốc gia còn sử dụng các biện pháp như trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại giao…

Mặc dù các biện pháp bảo hộ công dân rất đa dạng và phong phú nhưng phạm vi các biện pháp bảo họ được sử dụng vẫn phải chịu sự điều chỉnh và giới hạn của pháp luật quốc tế. Ví dụ, trong điều ước quốc tế có quy định, khi có sự vi phạm pháp luật thì biện pháp thì biện pháp bảo hộ ngoại giao duy nhất được sử dụng là biện pháp trọng tài xét xử. Với trường hợp không có điều ước quốc tế thì cộng đồng có thể hạn chế biện pháp bảo hộ bằng các tập quán quốc tế hiện hành. Giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng các biện pháp bảo hộ là không được sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao. Bên cạnh đó thực tiễn bảo hộ công dân cần phải chú ý đến mục đích thực sự của hoạt động này và không thể sử dụng nguyên tắc bảo hộ công dân làm nguyên cớ phục vụ cho mục đích chính trị của quốc gia bảo hộ, làm ảnh hưởng tới quan hệ của các bên liên quan và hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế.

Hiện nay, vấn đề bảo hộ công dân là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trên phạm vi toàn thế giới.

Trên đây là các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến việc “Bảo hộ công dân theo luật quốc tế”. Nếu có bất kỳ thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số Hotline 10996568 để được tư vấn tốt nhất.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon