Chuyển giao công nghệ là gì? Thực hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ

chuyen-giao-cong-nghe-la-gi-thuc-hien-phap-luat-ve-chuyen-giao-cong-nghe

Cần thấy rằng đối tượng Chuyển giao công nghệ (CGCN) là rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự, quốc tế… Mặt khác, đối tượng CGCN trong một hợp đồng CGCN cũng liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), tuy nhiên, hiện tại Luật CGCN năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp dưới luật chưa điều chỉnh vấn đề này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung “Chuyển giao công nghệ là gì? Thực hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ” trong bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý:

– Luật chuyển gia công nghệ 2017;

– Luật Đầu tư

1. Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ được hiểu là quá trình thực hiện việc chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, công nghệ, phương pháp sản xuất,…để đảm bảo sự phát triển.

Khái niệm chuyển giao công nghệ được khái quát hóa tại khoản 7 Điều 2 Luật chuyển gia công nghệ 2017. Theo đó, chuyển nhượng công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Việc chuyển nhượng công nghệ bao gồm:

– Chuyển giao công nghệ trong nước: là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

– Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

2. Quy định về chuyển giao công nghệ qua các thời kỳ

Thập niên 1980, việc quản lý CGCN được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992); Pháp lệnh CGCN nước ngoài vào Việt Nam năm 1988; Nghị định số 49/1991- HĐBT quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh CGCN; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Nghị định số 12/1997-CP hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Nghị định số 29/1995-CP, Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về CGCN và thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; Nghị định số 16/2000/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN… Có thể nhận định, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động CGCN được quy định tại nhiều văn bản với những cấp độ khác nhau về thẩm quyền, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, quản lý hoạt động CGCN liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau, dẫn đến việc công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này có khó khăn.

Luật CGCN năm 2006 được ban hành nhằm tháo gỡ những vướng mắc đã nêu, tuy nhiên qua 10 năm thực hiện Luật CGCN 2006 đã bộc lộ những khó khăn nhất định trong việc quản lý CGCN, bởi vậy Luật CGCN năm 2017 đã bổ sung quy định về công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư nhằm ngăn chặn, loại bỏ công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, trong đó quy định cụ thể loại dự án phải thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ; quy trình, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến đối với từng loại dự án; quy định về việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án đầu tư, CGCN, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong kiểm tra, giám sát việc ứng dụng và CGCN trong dự án đầu tư. Luật cũng quy định về hoạt động CGCN trong nông nghiệp, trong đó quy định hình thức, phương thức CGCN đặc thù trong nông nghiệp… Nghị định số 76/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN nhưng Nghị định này cũng chỉ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động CGCN, tức là quy định về hoạt động CGCN tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động CGCN; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng CGCN; biện pháp khuyến khích CGCN, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về CGCN.

3. Hợp đồng CGCN điều chỉnh nhiều đối tượng của quyền SHTT

Luật CGCN chỉ quy định duy nhất tại khoản 8 Điều 36 về quyền sở hữu công nghiệp: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, không có bất kỳ điều/khoản nào quy định về nhãn hiệu và tên thương mại. Tuy nhiên nhãn hiệu và tên thương mại lại thường xuất hiện trong các hợp đồng CGCN từ công ty mẹ sang công ty con.

Ví dụ, các hợp đồng thuộc nhóm chuyển giao từ công ty mẹ sang công ty con, liên quan đến nhiều đối tượng của quyền SHTT, như sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh (trong đó có bí quyết công nghệ hoặc phân phối sản phẩm trên thị trường…). Trong các hợp đồng này, chỉ có hợp đồng số [3] liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng là SUZUKI, 2 hợp đồng còn lại là nhãn hiệu thông thường phải đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Về thuật ngữ “bản quyền công nghệ” trong hợp đồng số [1] Thỏa thuận CGCN và bản quyền công nghệ mà bên chuyển giao là Schréder S.A. Rue de Lusambo 67 1190 Brussels, Belgium, rất tiếc tác giả không có bản gốc tiếng Anh để biết thuật ngữ “bản quyền công nghệ” được thể hiện trong tiếng Anh, nhưng trong hợp đồng thể hiện quyền sử dụng của bên nhận chuyển giao đối với logo trong “nhãn hiệu thương mại” trong phụ lục 3 của hợp đồng, logo này được xem là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Hiện tại Luật CGCN chưa điều chỉnh trường hợp chuyển giao nhiều đối tượng của quyền SHTT (trong đó có nhãn hiệu) từ nước ngoài vào Việt Nam, nếu giả định nhãn hiệu của nên chuyển giao bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam. về lý do từ chối bảo hộ nhãn hiệu có thể xuất phát từ logo (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) kèm theo nhãn hiệu, thậm chí tên nhãn hiệu. nếu chúng vi phạm các quy định của Luật SHTT.

4. Giá chuyển giao công nghệ và phương thức thanh toán

Trước hết xin phân tích các hợp đồng thuộc phân nhóm B2. Từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, các hợp đồng thuộc nhóm này đều sử dụng phương thức thanh toán trọn gói (Lump-sum payment). Vì công nghệ thuộc nhóm này đã được kiểm chứng độ tin cậy trên quy mô rộng, đã khẳng định giá trị thương mại trên thị trường, do đó áp dụng được phương pháp thị trường khi định giá chuyển giao, thậm chí bên nhận chuyển giao có thể dự tính được thu nhập do công nghệ mang lại trong tương lai, bởi vậy việc định giá trong các hợp đồng này là có cơ sở.

Tiếp theo, xin phân tích các hợp đồng thuộc phân nhóm B1. Từ tổ chức R&D đến doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, giá chuyển giao do sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, tuy nhiên như đã phân tích công nghệ trong trường hợp này chưa được kiểm chứng độ tin cậy trên quy mô rộng, chưa khẳng định được giá trị thương mại trên thị trường, bởi vậy để hạn chế rủi ro cho bên nhận, nên sử dụng hình thức thanh toán kỳ vụ (Royalty). Nhưng khi phân tích các hợp đồng thuộc nhóm này, nhận thấy:

  • Hợp đồng số [11] là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học có sử dụng nhân sách nhà nước nên đã được Sở KH&CN Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN, giá chuyển giao của hợp đồng là 15 tỷ VND, trên cơ sở tổng các chi phí bên chuyển giao đã đầu tư.
  • Hợp đồng số [12] giá chuyển giao là 30 triệu VND;
  • Hợp đồng số [13] giá chuyển giao là 1 tỷ VND;
  • Hợp đồng số [14] giá chuyển giao là 50 triệu VND;
  • Hợp đồng số [15] giá chuyển giao là 65 triệu VND.

Như vậy việc định giá chuyển giao của hợp đồng dựa trên phương pháp chi phí, phương thức thanh toán trọn gói (Lump-sum payment). Phương pháp chi phí khi định giá chuyển giao chắc chắn đảm bảo độ an toàn cho bên chuyển giao. Đối với bên nhận công nghệ có thể gặp rủi ro vì công nghệ chưa được kiểm chứng độ tin cậy trên quy mô rộng, chưa khẳng định được giá trị thương mại trên thị trường.

Trong thực tế, để thương mại hóa công nghệ từ khu vực R&D phải nhờ đến các nhà đầu tư thiên thần hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm, trong trường hợp này bên nhận công nghệ là các doanh nghiệp thông thường chứ không phải doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Trong khuôn khổ của bài viết cho hội thảo, chưa thể phân tích sâu thêm về vấn đề này.

5. Độc quyền sử dụng công nghệ – yếu tố tác động đến giá chuyển giao

Các hợp đồng được khảo sát có quy định bên nhận công nghệ được độc quyền sử dụng công nghệ trong phạm vi lãnh thổ và thời gian của hợp đồng. Tuy nhiên, các hợp đồng được khảo sát không phân tích sâu nội hàm của thuật ngữ độc quyền.

  • Chỉ có các hợp đồng thuộc nhóm A quy định bên nhận công nghệ được độc quyền “phân phối sản phẩm áp dụng công nghệ được chuyển giao” trong phạm vi lãnh thổ và thời gian của hợp đồng. Chi tiết này được xem là quan trọng vì nó loại trừ trường hợp bên chuyển giao hoặc bất kỳ một bên thứ ba nào cạnh tranh thị trường với bên nhận công nghệ.

Yếu tố “độc quyền” còn thể hiện bên nhận công nghệ:

  • Được/không được quyền tiếp tục chuyển giao công nghệ trong phạm vi lãnh thổ và thời gian của hợp đồng;
  • Được quyền tiếp tục chuyển giao công nghệ trong phạm vi lãnh thổ và thời gian của hợp đồng, với điều kiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên chuyển giao.

Tất cả các chi tiết thuộc yếu tố “độc quyền” đều tác động đến giá chuyển giao công nghệ.

Như phần mở đầu đã phân tích, mục tiêu nghiên nghiên cứu của bài viết không nhằm đề xuất các giải pháp, tuy nhiên trong nội dung bài viết đã phân tích một số điểm chưa hợp lý trong khâu ban hành và thực hiện pháp luật về CGCN, việc khắc phục những điểm chưa hợp lý này được coi là giải pháp.

Do khuôn khổ có hạn nên bài viết chưa đề cập những điểm chưa hợp lý khác, ví dụ quyền giải mã công nghệ của bên thứ ba đối với trường hợp CGCN non-patent, nghĩa vụ của bên chuyển giao phải gia hạn thời gian của hợp đồng trong trường hợp bên nhận công nghệ cải tiến công nghệ, mà phần cải tiến là công nghệ phụ thuộc vào công nghệ cơ bản (là công nghệ được chuyển giao)./.

Danh sách các hợp đồng được tham khảo trong bài viết

Nhóm A. Chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam

Phân nhóm A1. Chuyển giao từ công ty mẹ sang công ty con

1. Thỏa thuận CGCN và bản quyền công nghệ

Bên chuyển giao: Schréder S.A. Rue de Lusambo 67 1190 Brussels, Belgium

Đối tượng chuyển giao: các giải pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm: việc phát triển sản xuất, thương mại hóa, bảo dưỡng, lắp đặt, kiểm tra các thiết bị chiếu sáng và các hệ thống chiếu sáng trong các lĩnh vực chiếu sáng môi trường, chiếu sáng đường phố và đô thị, chiếu sáng các loại đường hầm, chiếu sáng tô điểm, chiếu sáng thể thao, chiếu sáng công nghiệp và chiếu sáng khuôn viên các công trình, trường học, khu nghỉ dưỡng.

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHTT

Bên chuyển giao: Akzo Nobel Coatings International B.V., Velperweg 76, 6824 BM Arnhem, Netherlands

Đối tượng chuyển giao: quyền sử dụng không độc quyền các đối tượng của quyền SHTT để sản xuất, phân phối và bán hoặc cung cấp theo cách khác các sản phẩm trong ngành sơn trang trí và ngành chất phủ bảo vệ.

3. Hợp đồng CGCN

Bên chuyển giao: Suzuki Motor Corporation, 300 Hamamatsu, Shizuoka, Japan

Đối tượng chuyển giao: quyền sử dụng các patent, các tên thương mại, các quyền sở hữu công nghiệp khác, thông tin và bí quyết kỹ thuật liên quan với việc sản xuất, lắp ráp, phân phối và bán các xe 4 bánh và xe máy.

Phân nhóm A2. Chuyển giao (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp)

4. Hợp đồng CGCN Bên chuyển giao: N.v.s.c. S.r.l. a Via S. Martino 6, 15028, Quattordio (al), Italia

Đối tượng chuyển giao: công nghệ sản xuất các sản phẩm sơn chuyên dụng thân thiện với môi trường.

5. Hợp đồng CGCN, số 05/CGCN/E111/2012/QLDA-MARO

Bên chuyển giao: MARO, 3rd FL Iliang Bldg, Annex 206 Nonbyon-dong, Gangnam-gu, Seoul 135-545, Korea

Đối tượng chuyển giao: bí quyết công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới việc sản xuất các loại camera.

6. Hợp đồng CGCN, số 69/HĐCGCN

Bên chuyển giao: PO-YU Ocean Enterprise CO., LTD, Kaohsiung, Taiwan R.O.C

Đối tượng chuyển giao: công nghệ khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương.

7. Hợp đồng CGCN

Bên chuyển giao: Công ty TNHH ô-tô Đông Phong Hàng Châu, số 588 tòa nhà Đông Phong, đường Bắc Zhongsan, thành phố Hàng Châu, CHND Trung Hoa

Đối tượng chuyển giao: công nghệ, bí quyết sản xuất và lắp ráp xe tải tự đổ trọng tải 4.500kg, hai cầu chủ động (4WD)

8. Hợp đồng CGCN và thiết bị xây dựng nhà máy sản xuất vôi chất lượng cao

Bên chuyển giao: Công ty hữu hạn công trình điều khiển Chung Hằng, Trung

Quốc, Tòa nhà F, vườn hoa Vị Lai, số 71 đường Vị Lai, khu Kim Thủy, thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, CHND Trung Hoa

Đối tượng chuyển giao: công nghệ và toàn bộ thiết bị xây dựng nhà máy sản xuất vôi chất lượng cao với 2 lò đứng công suất 200 tấn/ngày.

9. Hợp đồng dịch vụ lưu trữ và CGCN

Bên chuyển giao: CordLabs Pte Ltd. Clinical Research Centre 10 Medical Drive Singapore 117597

Đối tượng chuyển giao: quyền sử dụng sáng chế liên quan đến việc tách tế bào gốc từ màng dây rốn

10. Hợp đồng CGCN và hỗ trợ kỹ thuật

Bên chuyển giao: Aekyung Chemical Co., Ltd. ■ Head Office. 7, Gongwon-ro, Guro-gu, Seoul, Republic of Korea

Đối tượng chuyển giao: bí quyết công nghệ sản xuất và tiếp thị sản phẩm nhựa Polyester (Unsaturated Polyester Resin)

Nhóm B. Chuyển giao trong nước

Phân nhóm B1. Từ tổ chức R&D đến doanh nghiệp

11. Hợp đồng CGCN

Đối tượng chuyển giao: Kết quả đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KC01.14/06-10 “Nghiên cứu, triển khai các dịch vụ tương tác trên nền IP”

12. Hợp đồng CGCN số 27TD/2014/HĐCGCN

Đối tượng chuyển giao: quy trình công nghệ ứng dụng chế phẩm Bioaktiv-PB xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ) làm mùn hữu cơ

13. Hợp đồng CGCN và kỹ thuật sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, số 117/HĐ-HCTN

Đối tượng chuyển giao: công nghệ, bí quyết kỹ thuật sản xuất các loại phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ đa vi lượng Hudavil và sản xuất các chế phẩm sinh học dùng để xử lý ô nhiễm môi trường cho các hồ ao nuôi trồng thủy sản

14. Hợp đồng CGCN sản xuất bào tử các vi khuẩn bacillus, số 01/2011/CGCN Đối tượng chuyển giao: công nghệ sản xuất bào tử các vi khuẩn bacillus để sản

xuất và thương mại hóa các sản phẩm probiotics.

15. Hợp đồng CGCN sản xuất dao mổ điện cao tần, số 35/HĐKT

Đối tượng chuyển giao: quyền sử dụng các sáng chế chế tạo dao mổ điện cao tần ELECTROSURGERY LTTD350-2K1/01 và ELECTROSURGERY LTTD350-2K1/03

Phân nhóm B2. Từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp

16. Hợp đồng CGCN số 01/2014/MBDC/DmC-TB

Đối tượng chuyển giao: dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu DmCline10

17. Hợp đồng CGCN

Đối tượng chuyển giao: quy trình công nghệ sản xuất tấm ốp nhôm nhựa ZEZ

18. Hợp đồng CGCN

Đối tượng chuyển giao: công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

19. Hợp đồng CGCN

Đối tượng chuyển giao: công nghệ thiết bị cô đặc chân không nhiệt độ thấp công suất 100kg/h

20. Hợp đồng chuyển giao bí quyết công nghệ, số 3011/HHDCGBQCN Đối tượng chuyển giao: Bí quyết công nghệ rang xay cà phê Virgin

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon