Thị trường chứng khoán luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán ngày càng được mở rộng và xuất hiện thêm nhiều sự tham gia của các nhà đầu tư, số lượng giao dịch giữa người mua và người bán gia tăng khiến dần nảy sinh các hình thức thao túng thị trường. Đây là một vấn đề rất lớn, không chỉ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nói riêng mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của xã hội nói chung. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về Tội thao túng thị trường chứng khoán qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Luật Chứng khoán 2019;
Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định “Thao túng thị trường chứng khoán” Là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019, gồm những hành vi sau đây:
– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
– Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo ra chứng khoán, cung cầu giả tạo;
– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thười điểm mở cửa hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức kết cấu, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khóa, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ra ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
2. Tội thao túng thị trường chứng khoán theo quy định của Bộ luật hình sự
“Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đối tượng tác động của tội phạm này là thị trường chứng khoán.
Theo quy định tại Luật chứng khoán 2019, Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán.
Thao túng thị trường chứng khoán gồm 06 hành vi được liệt kê tại Khoản 1 Điều 211 Bộ luật Hình sự:
– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
– Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi khách quan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hậu quả người phạm tội thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng trở lên xảy ra.
Trường hợp hậu quả xảy ra chưa đạt mức nghiêm trọng, người thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi khách quan vẫn phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra mặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này đều vì vụ lợi.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai hoặc bất kỳ pháp nhân thương mại nào tham gia thị trường chứng khoán và đạt các điều kiện luật định.
3. Xử lý hành chính hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Điều 36 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2021, các hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán sẽ phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
“2. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.”
Trường hợp không có Khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo Khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm này là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Ngoài ra, khi có hành vi thao túng thị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công tư quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định nêu trên.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy định nêu trên (Khoản 1 Điều 36). Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị buộc nộp lại Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên.
4. Khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán
– Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đòng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a. Sử dung một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b. Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c. Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d. Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ. Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e. Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a. Có tổ chức;
b. Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
c. Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d. Tái phạm nguy hiểm.
– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Khung hình phạt đối với pháp nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán
– Khung 1: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đống đến 5.000.000.000 đồng;
– Khung 2: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
– Khung 3: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì bị phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động
– Khung 4: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đòng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là nội dung phân tích các quy định của pháp luật về Tội thao túng thị trường chứng khoán. Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Dương Gia theo số hotline 1900.6586 để được hỗ trợ, giải đáp.