Giành quyền nuôi con tại Đà Nẵng

gianh-quyen-nuoi-con-tai-da-nang

Đối với mỗi bậc cha mẹ, con cái luôn là “tài sản vô giá”. Khi ly hôn, nhiều trường hợp không thể thỏa thuận về việc nuôi con, cấp dưỡng nuôi con do cả hai đều muốn giành quyền nuôi con. Lúc này, tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ là cơ quan tiến hành giải quyết.

Khi có yêu cầu, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, căn cứ theo quy định pháp luật đề quyết định ai có quyền trực tiếp nuôi con. Bài viết dưới đây là một số nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về những yếu tố quyết định đến việc giành quyền quyền nuôi con khi ly hôn nói chung và các vụ việc giành quyền nuôi con tại Đà Nẵng nói riêng có những vấn đề gì cần phải lưu ý.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014;

1. Điều kiện để Toà án xem xét việc giao con cho cha hoặc mẹ khi ly hôn

Sau khi ly hôn, nếu không thỏa thuận được về người nuôi con, cả cha và mẹ ai cũng muốn giành quyền nuôi con thì mâu thuẫn sẽ càng lớn, việc trao đổi thỏa thuận giữa hai bên sẽ càng trở lên căng thẳng.

Sau khi ly hôn, hai người sẽ không còn là vợ chồng, nhưng con vẫn là con chung. Theo đó, pháp luật có quy định về quyền nuôi con như sau:

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, việc ai là người nuôi con sẽ được ưu tiên sự thoả thuận giữa hai vợ chồng khi quyết định ly hôn. Nếu không thỏa thuận thì Tòa án sẽ dựa vào nhiều yếu tố nhưng hơn hết là phải có căn cứ cho việc cha, mẹ đủ điều kiện để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.

2. Các yếu tố quyết định việc giành quyền nuôi con

Như phân tích ở trên, việc giành quyền nuôi con khi không thỏa thuận được sẽ do Tòa án ấn định. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ.

Lúc này, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Công ty luật TNHH Dương Gia Chi nhánh Đà Nẵng

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999

Chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách hàng đưa ra những căn cứ, luận cứ tốt nhất, tối ưu hóa việc giành quyền nuôi con, cụ thể theo từng nội dung dưới đây.

2.1. Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi, khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm có nhà riêng để thuận tiện chăm sóc và nuôi dưỡng con một cách tốt nhất…

Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định trong các tranh chấp nuôi con.

2.2. Có thời gian, chăm sóc, dành tình cảm quan tâm, yêu thương con

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con.

Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con, đối phương là người thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà, làm ca đêm… không có thời gian chăm sóc cho con, làm con có cảm giác thiếu đi sự quan tâm, dễ làm đứa trẻ bị tổn thương tinh thần, dễ bị mắc các bệnh trầm cảm…

2.3. Yếu tố có lỗi dẫn đến việc ly hôn

Một số trường hợp, cả hai người có điều kiện kinh tế, điều kiện tài chính cũng như thời gian làm việc tương đương, không có chênh lệch nhiều thì có thể đưa ra yếu tố lỗi. Ví dụ, đối với trường hợp chồng ngoại tình, có quan hệ tình cảm với người khác dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình và là lý do chính dẫn đến việc ly hôn thì việc giành quyền nuôi con của vợ sẽ có lợi thế lớn hơn.

Ngoài ra, trường hợp chồng cờ bạc, rượu chè, không tu chí làm ăn dẫn đến nợ nần, không chăm lo cho gia đình, con cái thì khi ly hôn, hội đồng xét xử cũng sẽ cân nhắc vấn đề này. Bởi lẽ, trong khi chưa ly hôn, người này đã không thể chăm lo cho vợ con thì sau khi ly hôn, anh ta cũng khó có thể mang lại cuộc sống tốt nhất cho trẻ nhỏ.

2.4. Chứng minh được đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con

Đây được xem là một trong những biện pháp để Tòa án xem xét điều kiện tốt nhất cho con. Nếu xét về vật chất, tinh thần và điều kiện khác, các đương sự đều có tình huống tương tự nhau thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét giao cho cho ai.

Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này có thể kể đến:

– Trong thời gian đang chung sống, giữa cha hoạc mẹ không quan tâm đến con, không giành tình yêu thương, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.

– Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình, đối phương cờ bạc, rượu chè không dành thời gian cho gia đình… Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra những điều kiện, yếu tố như trên là được mà cha, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, đầy đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.

Việc Toà án ra quyết định ai là người nuôi con sau khi ly hôn đóng một phần hết sức quan trọng đối với tương lai của đứa trẻ nên theo đó việc quyết định đưa ra kết quả cũng được Toà án xem xét rất kỹ lưỡng cả về mặt điểu kiện tài sản, điều kiệu môi trương sống, đạo đức của cha mẹ và cả về các mối quan hệ riêng tư của cha lẫn mẹ.

3. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Có thể thấy, vấn đề giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề khá phức tạp đặc biệt là khi vợ, chồng muốn đưa ra chứng cứ chứng minh cụ thể, thuyết phục Tòa án. Do đó, nếu gặp khó khăn về vấn đề này, bạn đọc có thể bởi lẽ

4. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

Trường hợp 1: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện thay đổi :

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Những người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

– Người thân thích;

–  Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

–  Hội liên hiệp phụ nữ.

5. Luật Dương Gia hỗ trợ pháp lý về giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Đà Nẵng

Khi đã không thể thỏa thuận, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ chứng minh điều kiện của mình trước tòa. Một số trường hợp mặc dù có điều kiện tốt hơn nhưng không chứng minh được vẫn có thể không giành được quyền nuôi con. Để đảm bảo quyền lợi của mình, Quý khách hàng có thể liên hệ Công ty luật TNHH Dương Gia Đà Nẵng để được hỗ trợ.

Chúng tôi có đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm đã tư vấn, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhiều khách hàng trong các vụ việc liên quan tới ly hôn, giành quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con.

Theo đó, luật Dương Gia Đà Nẵng có thể hỗ trợ khách hàng trong các vụ việc ly hôn, giành quyền nuôi con các công việc sau đây:

  • Tư vấn pháp lý.
  • Cùng với khách hàng, đàm phán về quyền nuôi con.
  • Hướng dẫn thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh tại tòa.
  • Phân tích tình huống, đưa ra nhận định, tư vấn phương án giải quyết tốt nhất, đảm bảo tối đa quyền, lợi ích hợp pháp.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong suốt quá trình giải quyết và tại phiên tòa xét xử.

Trên đây là nội dung về các yếu tố quyết định quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi có liên quan, xin vui lòng liên hệ đến số Hotline 19006568 để nhận tư vấn chính xác và nhanh chóng của Luật Dương Gia.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon