Tranh về tài sản của vợ chồng thường diễn ra rất phức tạp. Luật Hôn nhân và gia đình có nhiều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và giải quyết về tài sản của vợ chồng khi ly hôn nói riêng. Tuy nhiên, các quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc, mặc dù được quy định chi tiết hơn trong một số văn bản nhưng việc áp dụng và giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong thực tiễn nảy sinh nhiều bất cập, vướng mắc. Khi ly hôn, mục đích hôn nhân không đạt được, nếu có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung thì việc giải quyết càng trở nên căng thẳng, bên nào cũng muốn đạt được lợi ích tối đa.
Vậy, trường hợp cần luật sư tại Đà Nẵng hỗ trợ pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn thì Luật sư của Công ty luật TNHH Dương Gia tại Đà Nẵng có thể thực hiện những công việc gì, có lợi như thế nào cho khách hàng, cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.
1. Xác định phần quyền tài sản của mỗi bên
Khi tài sản chung của vợ chồng được xác định và vợ, chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án giải quyết theo các nguyên tắc được nêu tại khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.
Để làm rõ hơn các quy định mang tính nguyên tắc này, tạo thuận lợi cho các Tào án giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ đã đưa ra một số quy định cụ thể. Những quy định này đã phần nào giải đáp được những vấn đề trong việc đánh giá các quy định mang tính định tính của Luật HN&GĐ.
Ví dụ: Nội dung xác định về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung; lao động trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn vẫn thể hiện những cách đánh giá khác nhau về công sức đóng góp của vợ chồng đối với khối tài sản chung, dẫn đến những cách thức phân chia phần quyền tài sản cho mỗi bên vợ, chồng khác nhau (chia theo tỉ lệ 50%-50%, 60%-40%, 70%-30%) mà vợ, chồng thấy cách phân chia đó không công bằng.
Chẳng hạn, đối với quyền sử dụng đất và nhà ở mà vợ chồng được cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng tặng cho chung: có Tòa án chia theo tỉ lệ 70%-30%, có Tòa án chia theo tỉ lệ 60%-40%. Vấn đề đặt ra là: Tiêu chí nào cho việc xác định cách thức phân chia với những con số, tỉ lệ cụ thể như trên? Phải chăng đây là đặc quyền của Tòa án?
Đây là vấn đề rất lớn trong việc giải quyết của các Tòa án, đặc biệt quyết định của Tòa án liên quan đến quyền lợi sát sườn của các bên vợ, chồng. Qua tìm hiểu thực tiễn giải quyết, và quá trình giải quyết, hỗ trợ cho khách hàng, chúng tôi nhận thấy, có nhiều Tòa án không coi trọng nguyên tắc “chia đôi” tài sản chung mà chỉ tập trung đánh giá về công sức đóng góp của vợ, chồng.
Vấn đề của thực tiễn có lý do đầu tiên là quy định của Luật HN&GĐ chỉ mang tính định hướng, còn hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP lại chưa làm rõ được đầy đủ những định hướng đó, thậm chí không thực sự phù hợp với tính chất của quan hệ hôn nhân. Chẳng hạn, có nên coi sự đóng góp khác nhau về thu nhập của vợ, chồng là cơ sở để chia tài sản chung thành hai phần khác nhau không? Theo chúng tôi, quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng cần được nghiên cứu, sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn như quy định trong pháp luật của một số nước.
2. Giao tài sản bằng hiện vật
Tài sản chung của vợ chồng được chia trước hết bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì mới chia theo giá trị. Thực tiễn đã cho thấy, do các bên nhận thấy có lợi ích hơn trong việc nhận hiện vật nên trong nhiều trường hợp, các bên vợ, chồng đều muốn Tòa án giao cho mình nhận hiện vật. Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết một số quy định để phù hợp hơn với quan hệ vợ chồng cũng như các quan hệ kinh doanh, thương mại, bảo đảm tốt hơn quyền của vợ, chồng. Cụ thể, việc chia tài sản chung của vợ chồng phải
“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” điểm c, khoản 2, Điều 59); “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch” (khoản 3 Điều 59);
“Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác” (Điều 64).
Trong thực tiễn, các Tòa án đánh giá về hoàn cảnh cụ thể của vợ, chồng, của gia đình và tình hình tài sản của họ để quyết định giao tài sản cho một bên. Đối với các tài sản liên quan đến nghề nghiệp riêng của mỗi bên, việc giải quyết có phần thuận lợi hơn bởi vì đã có quy định rõ ràng (điểm c khoản 2 Điều 59 và Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2014).
Nhưng vẫn còn đó những trường hợp mà quyết định của Tòa án gây bất bình đối với đương sự và gây nhiều tranh luận trong giới chuyên môn. Đó là trường hợp trong vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ, trong đó, Tòa án các cấp (sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm) đều quyết định theo hướng người vợ phải giao toàn bộ các cổ phần đứng tên mình trong các công ty thuộc tập đoàn Cà phê Trung Nguyên cho người chồng nắm giữ (người vợ được thanh toán giá trị tài sản tương đương 40%).
Đối với các tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở, hiện này chưa có quy định cụ thể. Các Tòa án thường quyết định trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh cảu các bên: ai là người có nhu cầu về nhà ở hơn, ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, người không có điều kiện tạo lập chỗ ở mới sau khi ly hôn, bên nào có khả năng thanh toán tiền sau khi nhận nhà, đất… Trong vụ án chia tài sản của vợ chồng sau ly hôn theo bản án phúc thẩm số 62/2020/HNGĐ-PT ngày 15/5/2020, Tòa án nhân dân thanh phố Y đã nêu trên, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
“Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ thực tế hiện nay ông H là người trực tiếp quản lý sử dụng và sửa chữa nhà P404, nhà B4 Kim Liên theo đúng nhu cầu sử dụng. Bà C hiện đứng tên chủ sử dụng thửa đất 143m2 tại xã Liên Ninh. Như vậy, về nhu cầu thực tế sử dụng cũng như không làm xáo trộn cuộc sống và làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần giao bà C được sử dụng thửa đất 143m2 tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì; ông H được sở hữu, sử dụng căn hộ P404, nhà B4 Kim Liên và có trách nhiệm thanh toán chênh lệch về giá trị cho bà C là 123.336.191đ là phù hợp”. Một nhận định và quyết định như vậy là đúng với tinh thần của Luật HN&GĐ và bảo đảm được quyền lợi chính đáng cảu các bên vợ, chồng, cần được các Tòa án tham khảo trong giải quyết các tranh chấp về quyền nhận tài sản cảu vợ, chồng khi ly hôn.
3. Luật sư tại Đà Nẵng hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn
Tại Công ty luật TNHH Dương Gia, chúng tôi có những Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Nhiều Luật sư có quá trình công tác lâu dài trong cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát. Do đó, mỗi khách hàng đều được tư vấn chi tiết, cụ thể.
Đối với các thủ tục tố tụng, từ đơn khởi kiện, hồ sơ gửi kèm, đến việc trình bày, viết bản tự khai, cung cấp tài liệu chứng cứ hay tham gia tại các buổi hòa giải, giao nộp tài liệu chứng cứ, xét xử… đều được Công ty luật TNHH Dương Gia hỗ trợ soạn thảo, thông báo cho khách hàng về quá trình, kết quả giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Ngoài ra, đối với mỗi vụ việc, mỗi loại tranh chấp đều có những vướng mắc những vấn đề khó khăn riêng, không có bất kỳ vụ án nào giống vụ án nào. Theo đó, Luật sư Công ty luật TNHH Dương Gia sẽ đồng hành cùng khách hàng từ khi bắt đầu khởi kiện cho tới khi kết thúc vụ việc để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp tối đa cho khách hàng.
Trường hợp cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 093.154.8999 để được hỗ trợ.