Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quyền thừa kế tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) tại Việt Nam trở thành một vấn đề pháp lý phức tạp và đòi hỏi sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các luật sư. Luật sư thừa kế cho Việt kiều không chỉ giúp giải quyết các vấn đề pháp lý một cách chính xác và hiệu quả, mà còn đóng vai trò cầu nối quan trọng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Việt kiều trong quá trình thực hiện các thủ tục thừa kế, từ việc xác lập quyền sở hữu tài sản đến giải quyết tranh chấp phát sinh.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008
- Luật Đất Đai năm 2024
- Luật Nhà ở năm 2014
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899
1. Một số điểm cần lưu ý khi thừa kế đối với Việt Kiều
Thừa kế cho Việt kiều có yếu tố nước ngoài là một trong những thủ tục khó và phức tạp, chính vì vậy nếu không nắm được trình tự thủ tục, không nắm được các hồ sơ, các văn bản tài liệu thì quá trình giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Những vướng mắc thường xuyên gặp khi nhận thừa kế đối với Việt kiều như sau:
- Việt kiều có được nhận di sản thừa kế không;
- Các tranh chấp liên quan đến thừa kế;
- Gía trị pháp lý của di chúc;
- Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thừa kế không;
- Không về Việt Nam để giải quyết thủ tục thừa kế;
- Mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.
2. Việt kiều có được hưởng thừa di sản thừa kế tại Việt Nam
2.1. Khái niệm Việt Kiều
Việt kiều là tên thường gọi của “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Như vậy, Việt kiều được chia thành 2 nhóm chính:
Thứ nhất: Người còn quốc tịch Việt Nam, đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
Thứ hai: Người không còn quốc tịch Việt Nam nhưng nguồn gốc của họ có cha mẹ, ông bà tổ tiên là công dân Việt Nam, hiện đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Đối với từng nhóm Việt kiều sẽ thuộc sự điều chỉnh thuộc các quy định khác nhau. Ngoài ra, đối với từng loại tài sản cũng có quy định khác biệt dẫn đến sự phức tạp trong các trường hợp Việt kiều nhận di sản thừa kế tại Việt Nam.
2.2. Quy định về thừa kế tại Việt Nam
Theo quy định pháp luật hiện hành về thừa kế, chỉ những người bị tước quyền hoặc truất quyền thừa kế mới không được nhận di sản. Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, các trường hợp sau đây không có quyền thừa kế:
- Người bị kết án vì cố ý gây hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc nhân phẩm của người để lại di sản, hoặc có hành vi bạo lực, ngược đãi nghiêm trọng đối với người này;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản theo Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
- Người có hành vi gian dối, ép buộc hoặc ngăn cản việc lập di chúc, hoặc giả mạo, chỉnh sửa, che giấu, phá hủy di chúc với mục đích hưởng phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản;
- Người bị kết án vì cố ý giết hại hoặc gây thương tích cho người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt phần di sản mà người đó có quyền được nhận.
Ngoài các trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật, Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng người lập di chúc có quyền truất quyền thừa kế của người thừa kế theo ý muốn của mình. Như vậy, một cá nhân hoặc tổ chức sẽ không được hưởng di sản nếu họ thuộc diện bị tước quyền thừa kế theo pháp luật hoặc bị chính người để lại di chúc truất quyền thừa kế.
Theo đó, Việt kiều vẫn có quyền thừa kế tài sản tại Việt Nam nếu không nằm trong các trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật hoặc không bị truất quyền thừa kế theo ý chí của người lập di chúc.
3. Một số điều kiện nhất định đối với Việt kiều khi nhận thừa kế các loại tài sản
3.1. Tài sản thừa kế là nhà ở
Theo khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 và khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai năm 2024, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, để được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi thừa kế, Việt kiều phải thuộc đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Khi được phép nhập cảnh, Việt kiều sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở thừa kế.
Trong trường hợp không được nhập cảnh, Việt kiều không được quyền sở hữu nhà ở và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền bán hoặc tặng cho nhà ở thừa kế cho người có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam, nhưng không thể thực hiện các quyền khác của chủ sở hữu.
3.2. Tài sản thừa kế là đất ở
Trường hợp thừa kế đất ở của Việt kiều được chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Việt kiều được nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua thừa kế. Đất thừa kế có thể là nhà gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất từ các dự án phát triển nhà ở.
Nhóm 2: Việt kiều không được nhập cảnh vào Việt Nam chỉ có quyền nhận giá trị của đất thừa kế. Họ có thể bán hoặc tặng cho cá nhân có quyền sở hữu đất ở Việt Nam. Đối với các loại đất khác như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, Việt kiều chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất.
3.3. Di sản thừa kế là tài sản khác:
Những tài sản thừa kế khác như phương tiện giao thông (ô tô, xe máy), tiền, giấy tờ có giá đều không bị hạn chế về quyền sở hữu hay đăng ký đứng tên đối với Việt kiều. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Việt kiều có thể xác lập quyền sở hữu và đứng tên trên các giấy tờ liên quan đến các tài sản thừa kế này mà không gặp trở ngại nào.
4. Trình tự và thủ tục để người Việt Nam ở nước ngoài khai nhận di sản thừa kế tại Việt Nam
Để khai nhận di sản thừa kế tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài cần tuân theo các bước sau:
4.1. Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và tài liệu sau:
- Hộ chiếu hợp lệ (có thể là hộ chiếu nước ngoài hoặc hộ chiếu Việt Nam);
- Bản án, quyết định hoặc giấy xác nhận thay đổi họ tên (nếu người thừa kế đã đổi tên);
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản, như giấy khai sinh (cha/mẹ con), giấy đăng ký kết hôn (vợ chồng), v.v.;
- Di chúc của người đã mất (nếu thừa kế theo di chúc);
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản cần khai nhận thừa kế;
- Nếu muốn sở hữu nhà ở hoặc đất đai tại Việt Nam, người thừa kế phải cung cấp giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận nguồn gốc Việt do cơ quan chức năng cấp, hoặc chứng minh mình là Việt kiều được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
- Các giấy tờ khác theo quy định.
4.2. Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền
Sau khi hoàn tất hồ sơ, người thừa kế nộp bộ hồ sơ tại văn phòng công chứng hoặc tổ chức hành nghề công chứng nơi có tài sản thừa kế. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chứng viên sẽ thông báo và hướng dẫn bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Nếu hồ sơ hợp lệ, công chứng viên tiếp nhận và tiến hành giải quyết.
4.3. Giải quyết yêu cầu khai nhận di sản thừa kế
Khi hồ sơ đã hợp lệ, tổ chức công chứng sẽ niêm yết công khai thông tin thừa kế tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản cư trú lần cuối, trong vòng 15 ngày.
Sau khi hoàn tất niêm yết và không có tranh chấp, những người thừa kế sẽ đến Phòng/văn phòng công chứng để ký văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế.
Nếu di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc sử dụng, người thừa kế cần hoàn tất thủ tục kê khai thuế và sau đó làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền.
5. Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế cho Việt kiều
Công ty Luật TNHH Dương Gia cung cấp các dịch vụ tư vấn về thừa kế, tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, dịch vụ Luật sư tố tụng trong các vụ việc tranh chấp thừa kế. Khi sử dụng dịch vụ, quý khách hàng sẽ được tư vấn:
– Tư vấn về thủ tục lập di chúc:
Luật sư sẽ tư vấn về các nội dung cần thiết trong di chúc, hình thức di chúc và cách lập di chúc hợp pháp; vấn đề xử lý tài sản và phân định phần di sản cho những người thừa kế, các vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc…
– Tư vấn về thừa kế tài sản, thừa kế di sản:
Luật sư sẽ tư vấn về các nội dung để xác định tính hợp pháp của tài sản, di sản thừa kế; cách thức phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc; thủ tục khai nhận di sản, từ chối nhận di sản, tài sản thừa kế; cách xác định hàng thừa kế theo đúng quy định pháp luật; thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế…
– Giải quyết tranh chấp về thừa kế:
Luật sư sẽ tư vấn về phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định, thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế; hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện dân sự, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp.
6. Quy trình Luật sư giải quyết thừa kế cho Việt kiều
Bước 1: Tư vấn và đánh giá trường hợp
Luật Dương Gia khởi đầu quy trình giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài cho Việt kiều bằng cách cung cấp tư vấn chi tiết cho khách hàng. Trong bước này, các luật sư sẽ lắng nghe và phân tích hoàn cảnh cụ thể của khách hàng để xác định các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến thừa kế. Đặc biệt, luật sư sẽ xem xét các yếu tố như quốc tịch, nơi cư trú, và các quy định pháp luật liên quan của các quốc gia để đảm bảo khách hàng hiểu rõ quy trình thừa kế và những khó khăn có thể phát sinh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu
Sau khi tư vấn và đánh giá chi tiết, bước tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ thừa kế. Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ khách hàng thu thập các giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, di chúc, giấy chứng tử, và các tài liệu chứng minh quan hệ thừa kế (như giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn). Hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và chính xác để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai nhận di sản thừa kế.
Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi quy trình xử lý
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Luật Dương Gia sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, văn phòng công chứng. Các luật sư sẽ theo dõi sát sao tiến trình xử lý, liên tục cập nhật cho khách hàng về tình trạng hồ sơ và các bước tiếp theo. Nếu cần bổ sung giấy tờ hoặc giải trình thêm, Luật Dương Gia sẽ kịp thời hỗ trợ để đảm bảo quá trình giải quyết thừa kế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 4: Thực hiện và hoàn tất các quyết định liên quan đến thừa kế
Sau khi cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định cuối cùng về thừa kế, Luật Dương Gia tiếp tục hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tài sản, xác lập quyền sở hữu và các nghĩa vụ pháp lý khác. Các luật sư sẽ giám sát quá trình thực hiện các quyết định này, đảm bảo rằng mọi thủ tục được hoàn thành đúng thời hạn và theo đúng quy định pháp luật, giúp khách hàng hoàn tất quá trình thừa kế một cách trọn vẹn và nhanh chóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung trên hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ Luật Dương Gia qua Hotline 093154899 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899