Tội phá rối an ninh

toi-pha-roi-an-ninh

Trong thời gian gần đây, tình hình an ninh, trật tự ở các địa phương trong cả nước diễn ra rất phức tạp, các tổ chức tội phạm hoạt động rất tinh vi bằng nhiều thủ đoạn, các hành vi xem thường pháp luật, chống người thi hành công vụ gây mất an ninh, trật tự thường xuyên xảy ra, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra dẫn đến những hậu quả khó lường nhằm chống chính quyền nhân dân, một trong số đó là tội phạm về phá rối an ninh. Vì vậy hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu kỹ hơn về “Tội phá rối an ninh” qua nội dung sau đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Phá rối an ninh là gì?

Phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, với mục đích chống chính quyền nhân dân.

Điều 118. Tội phá rối an ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

1.1. Khách thể của tội phá rối an ninh

Tội phá rối an ninh là những hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản tở hoạt động của cơ quan Nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, khách thể của tội phạm này là an ninh chính trị, trật tự xã hội.

1.2. Mặt khách quan của tội phạm

Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau đây:

a. Hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội

Đây là loại hành vi của những tên chủ mưu, cầm đầu, xúi giục. Bọn tội phạm thường lợi dụng những thiếu xót của các bộ ta trong việc thi hành chính sách, pháp luật, lợi dụng tôn giáo, sự lạc hậu của quần chúng để kích động, tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, làm cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội không thể tiến hành bình thường gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hành vi phá rối an ninh, được thể hiện qua việc gây ra tình trạng náo động, lộn xộn, mất trật tự, an toàn ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, nơi đóng quân của lực lượng vũ trang (nhưng không sử dụng vũ lực, phá hoại tài sản như tội bạo loạn).

b. Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép họ thực hiện hành vi trái pháp luật. (Người thi hành công vụ ở đây thường là người có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc với nhân dân)

c. Cản trở hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị nhà nước hoặc tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, công khai đối mặt với chính quyền, nhưng tội phá rối an ninh không mang tính chất bạo lực như tội bạo loạn, phá rối an ninh là hành động réo hò, cản trở giao thông và hoạt động xã hội, gây tình trạng lộn xộn, gây rối trật tự chung.

1.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì người đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải chịu trách nhiệm về tội phạm này.

1.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phá rối an ninh được thực hiện do lỗi cố ý và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân: gây rối an ninh chính trị, gây khó khăn cho việc thi hành công vụ của nhân viên Nhà nước, tổ chức xã hội, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

Đây là căn cứ để phân biệt tội phạm này với việc làm của những người di lạc hậu, bất mãn mà gây rối trật tự công cộng, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân. Những hành vi đó sẽ cấu thành những tội phạm khác như Gây rối trật tự công cộng – Điều 318 Bộ luật hình sự hoặc tội Chống người thi hành công vụ – Điều 330 Bộ luật hình sự.

Xem xét hành vi phạm tội của người do bất mãn, hống hách hay muốn chọc tức lãnh đạo hoặc những người xung quanh mà gây rối trật tự công cộng nhưng không có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ không cấu thành tội này mà sẽ được xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hay tội chống người thi hành công vụ.

Hành vi phá rối an ninh ở đây khác với hành vi gây bạo loạn (Điều 112 Bộ luật hình sự): Tuy có nhiều người tham gia nhưng không có việc dùng sức mạnh có tính chất vũ trang hoặc bạo loạn có tổ chức, công khai tấn công trụ sở chính quyền, lực lượng vũ trang nhân dân, làm suy yếu chính quyền nhân dân mà chỉ gây mất an ninh trật tự địa phương, gây khó khăn cho người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

Luật sư là gì? Những lợi ích khi thuê luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự

2. Quy định về hình phạt đối với tội phá rối an ninh

Điều 118 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định 3 khung hình phạt chính căn cứ vào vai trò của người phạm tội và giai đoạn thực hiện tội phạm:

Khung 1: Có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội có hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia thực hiện tội phạm. Đây là khung hình phạt cơ bản phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Khung 2: Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với người phạm tội là những người đồng phạm khác. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ hình phạt tù, thường là những người giúp sức trong vụ án đồng phạm phá rối an ninh.

Khung 3: Có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội.

Lưu ý:

  • Nếu các hành vi phá rối an ninh kể trên mà trong quá trình thực hiện có sử dụng vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân thì đây được xét vào Tội bạo loạn theo Điều 112 Bộ luật hình sự.
  • Nếu người phạm tội chưa thực hiện các hành vi quy định tại khung hình phạt 1 (khung 1) mà chỉ mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm thì được xem là chuẩn bị phạm tội và vị xử phạt theo khung hình phạt 3 (khung 3) phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.

3. Hình phạt bổ sung

Điều 122 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: “Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính, nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.

Người nào bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung:

– Cấm cư trú (quy định tại Điều 42 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

– Tước một số quyền công dân (Quy định tại Điều 44 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội phá rối an ninh có thể bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

+ Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

+ Quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được treo hưởng án treo.

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Quy định tại Điều 45 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

+ Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

+ Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật quy định.

+ Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Trên đât là nội dung có liên quan về “Tội phá rối an ninh”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xung quanh hoặc các vấn đề pháp luật khác có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.6568 để được  tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon