Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

toi-san-xuat-tang-tru-van-chuyen-buon-ban-hang-cam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng cho đầu tư, thương mại và giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển là những thách thức không nhỏ về an ninh kinh tế, trật tự xã hội, trong đó nổi bật là tình trạng sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Đây không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, môi trường, làm thất thu ngân sách nhà nước và tạo điều kiện cho tội phạm phát triển.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

1. Khái niệm hàng cấm

Thuật ngữ hàng cấm được hiểu là những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán,, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Hiện nay, căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 của Bộ Công thương Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo đó, Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được quy định, bao gồm:

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.

Các chất ma tuý.

Một số hóa chất bảng 1 (theo công ước quốc tế).

Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách.

Các loại pháo.

Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử).

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng.

Thuỷ sản cấm khai thác, thuỷ sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.

Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

Khoáng sản đặc biệt, độc hại.

Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.

Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng này và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole.

Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.

2. Khái niệm Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

Căn cứ pháp lý tại Điều 190, 191 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

2.1. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Căn cứ pháp lý tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

Hành vi sản xuất hàng cấm là việc tự chế tạo, gia công, sản xuất ra hàng hóa nằm trong danh mục cấm lưu hành, sử dụng tại Việt Nam. Đây là hành vi có tính chủ động cao và là khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng hàng cấm. Ngoài ra, sản xuất hàng cấm là bao gồm: việc làm mới hoàn toàn; lắp ráp từ những bộ phận của hàng hóa theo tính năng tác dụng của hàng hóa đó. Người sản xuất có thể tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình làm ra hàng cấm.

Buôn bán hàng giả là hành vi mua bán hàng hóa thuộc danh mục cấm một cách cố ý nhằm mục đích trục lợi. Buôn bán hàng cấm là hành vi phổ biến và thường xuyên xảy ra trong thực tiễn. Cụ thể, buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào như mua bán thông thường, đổi, thanh toán công nợ bằng hàng cấm. Không đòi hỏi phải có đầy đủ cả hai hành vi mua và bán hàng cấm mà chỉ cần có một trong hai hành vi đó người thực hiện hành vi buôn, bán cũng phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về tội buôn bán hàng cấm.

2.2. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Căn cứ pháp lý tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm một cách có chủ đích, trái phép (Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cách giấu bất kỳ một vị trí nào khác mà người tàng trữ đã chọn). Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Vận chuyển hàng cấm là hành vi di chuyển hàng cấm từ nơi này đến nơi khác một cách trái phép, bằng các hình thức (thủ công, xe máy, ô tô, máy bay, đường sắt…). Hành vi vận chuyển bao gồm quá trình dịch chuyển trái phép chất ma túy từ địa điểm này sang địa điểm khác, từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác…Đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối hàng cấm ra thị trường.

3. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

3.1. Dấu hiệu pháp lý cấu thành Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Chủ thể

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi nhất định theo quy định của pháp luật hình sự. Căn cứ pháp lý tại Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi 2017

Theo đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật thì có thể là chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 16 tuổi (khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 2) có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự, quy định về đồng phạm. Theo đó, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập; đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.

Khách thể

Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, an toàn xã hội, quyền lợi người tiêu dùng, và an ninh quốc gia.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán, sản xuất trên thị trường. Hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 và Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 của Bộ Công thương Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, việc xác định hàng cấm còn phải căn cứ vào quy định của Nhà nước tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể của tình hình hình kinh tế – xã hội và chính sách của Nhà nước về quản lý kinh doanh.

Mặt khách quan

Bao gồm hành vi cụ thể: sản xuất, buôn bán. Có thể có hoặc không có hậu quả cụ thể xảy ra, tuy nhiên chỉ cần hành vi xảy ra đã đủ cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý. Theo đó, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì mục đích trục lợi hoặc phục vụ lợi ích nhóm.

Mặt chủ quan

Người phạm tội có lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì mục đích trục lợi hoặc phục vụ lợi ích nhóm.

3.2. Mức hình phạt của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Căn cứ pháp lý tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 Quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Theo đó, khi thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán hàng cấm thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hình sự cụ thể như sau:

3.2.1. Mức hình phạt của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với cá nhân

Thứ nhất, Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Có tính chất chuyên nghiệp;

Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Thứ tư, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2.2. Mức hình phạt của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

4. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

4.1. Dấu hiệu pháp  cấu thành Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Chủ thể

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi nhất định theo quy định của pháp luật hình sự. Căn cứ pháp lý tại Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi 2017

Theo đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật thì có thể là chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 16 tuổi (khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 2) có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập; đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.

Khách thể

Tội này xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với hàng hoá mà Nhà nước đã cấm kinh doanh, lưu thông.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa mà Nhà nước cấm tàng trữ, vận chuyển trên thị trường. Hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 và Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 của Bộ Công thương Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, việc xác định hàng cấm còn phải căn cứ vào quy định của Nhà nước tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể của tình hình hình kinh tế – xã hội và chính sách của Nhà nước về quản lý kinh doanh.

Mặt khách quan

Dấu hiệu về mặt khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là: Là người có hành vi cất giữ, cất giấu các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm; Là người có hành vi vận chuyển hàng hoá bị Nhà nước cấm từ nơi này sang nơi khác bằng các cách thức, thủ đoạn khác nhau.

Mặt chủ quan

Người phạm tội có lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì mục đích trục lợi hoặc phục vụ lợi ích nhóm.

4.2. Mức hình phạt của Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Căn cứ pháp lý tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 Quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Theo đó, khi thực hiện các hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hình sự cụ thể như sau:

4.2.1. Mức hình phạt của Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với cá nhân

Thứ nhất, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

Có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Có tính chất chuyên nghiệp;

Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Thứ tư, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4.2.2. Mức hình phạt của Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với cá nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Trong trường hợp còn đang thắc mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Luật Dương Gia để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

Gọi ngay
Gọi ngay